Tìm hiểu xu hướng thiết kế biệt thự có tầng hầm “hot” nhất năm 2019
- Danh mục: Thiết kế kiến trúc
- Ngày: 15/09/2018
- Lượt xem: 1740
Xuất phát từ nhu cầu thực tế cần có nơi để xe và các vật dụng cần thiết khác trong ngôi biệt thự, giải Pháp thiết kế biệt thự có tầng hầm ra đời là xu hướng tiện ích đang rất được yêu thích ở cả Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.
Hiện nay, tầng hầm trong biệt thự có vai trò trong việc tiết kiệm diện tích và sử dụng như một không gian tiện ích tận dụng để chưa đồ như: gara, kho chứa đồ, phòng ngủ cho giúp việc, hầm chứa rượu,..Một số biệt thự cao cấp có thêm bể bơi và phòng xông hơi.
Cùng KTS Sơn Hà tìm hiểu xu hướng thiết kế biệt thự có tầng hầm “hot” nhất năm 2019 để có những thông tin tham khảo hữu ích về loại hình biệt thự đẹp này nhé!
Tìm hiểu xu hướng thiết kế biệt thự có tầng hầm “hot” nhất năm 2019
CÁC LOẠI THIẾT KẾ TẦNG HẦM CHO BIỆT THỰ PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY
Tùy vào sở thích của gia chủ cũng như sự phù hợp với kết cấu nhà biệt thự, các kiến trúc sư sẽ đưa ra các giải Pháp thiết kế tầng hầm cho biệt thự sao cho tối ưu và an toàn nhất. Tại Việt Nam hiện nay có ba loại thiết kế tầng hầm chủ yếu đó là:
- Thiết kế tầng hầm nổi
- Thiết kế tầng hầm chìm
- Thiết kế tầng hầm nửa nổi nửa chìm( bán hầm)
Hiện nay, những thiết kế tầng bán hầm cho các căn biệt thự là loại hình đang được ưa chuộng hơn cả bởi tính thẩm mỹ, an toàn và thích hợp với điều kiện khí hậu của nước ta.
KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP KHI THIẾT KẾ TẦNG HẦM BIỆT THỰ
Thực tế đã chứng minh mẫu thiết kế biệt thự có tầng hầm là giải Pháp hiệu quả mang lại nhiều thuận lợi cho ngôi nhà, tuy nhiên để thiết kế tầng hầm đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, an toàn và mang tính khả thi cao lại là một điều không hề đơn giản.
Dưới đây là một số vấn đề thường gặp phải khi thiết kế tầng hầm cho biệt thự mà KTS Sơn Hà tổng hợp được từ thực tế kinh nghiệm thiết kế, thi công. Mời Qúy vị bạn đọc cùng tham khảo:
- Tầng hầm nằm âm trong mặt đất cho nên quá trình thi công là khá khó khăn và vất vả.
- Vật liệu xây dựng tầng hầm phải là loại đặc biệt mới đảm bảo chất lượng, chống thấm tốt.
- Việc thiết kế tầng hầm hoặc tầng “bán hầm” đòi hỏi các nhà thiết kế các kiến trúc sư phải nghiên cứu cẩn thận ở khâu xử lý đường dốc, tiện cho việc xe ra vào, không quá cao cũng không quá thấp
- Khả năng bị ngập nước cao nên cần tính toán hợp lý.
- Thiếu không khí và ánh sáng
MỘT SỐ LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI THIẾT KẾ TẦNG HẦM CHO BIỆT THỰ
Sau đây, chúng tôi xin tổng hợp một số điều cần phải lưu ý khi thiết kế tầng hầm cho biệt thự để các gia chủ tham khảo.
1) Biện pháp thi công đào đất tầng hầm được sử dụng phổ biến hiện nay:
– Đối công trình nằm trên đất yếu (như nhà phố, xây chen): Người ta sử dụng hệ tường vây quanh khu đất xây dựng là cọc khoan nhồi 300 – 400, khoảng cách giữa các cọc là vài tấc. Trên đầu cọc là đà giằng liên kết các cọc lại và phải có hệ giằng chống.
– Đối công trình hầm nằm trên đất tốt: Đào đến đâu đặt gạch đến đó.
– Đối công trình có mặt bằng rộng và có vị trí xây dựng giữa khuôn viên đất mới sử dụng: Dùng ván ép định hình trước khi đào đất.
2) Các biện pháp chống thấm cho nhà biệt thự có tầng hầm:
Chống thấm chủ động: Đây thực chất là giải pháp được thực hiện từ phía nước ngầm, áp dụng cho các công trình thi công đáy móng trở lên và đào móng xung quanh. Đất được đào lên từ đáy móng rồi chống thấm từ dưới lên, từ ngoài vào.
– Giải pháp thiết kế:
+ Với nền: lớp bê tông lót mác, lớp láng vữa xi măng cát chống thấm, lớp sơn chống thấm, lớp giấy cao su 3-5mm (bê tông nền yêu cầu phải đặc chắc, không thấm)
+ Với tường từ trong ra ngoài: lớp lát trong, bê tông tường, lớp trát vữa xi măng cát chống thấm, lớp sơn chống thấm, lớp đất sét dẻo dầm chặt, đất đắp pha cát.
– Yêu cầu thi công:
+ Bê tông tường và nền phải được đầm kỹ, bê tông tường phải đổ theo lớp, không cao quá 50cm, cuốn dần lên, không để đá sỏi lăn dồn xuống dưới lớp đổ gây rỗ bê tông.
+ Lớp trát, lãng vữa xi măng chống thấm tốt là liên lục, không có điểm dừng (nếu có điểm dừng phải xử lý kỹ chỗ giáp lai) nền bê tông nên đánh màu trước, tường có thể đánh màu khô.
+ Lớp sơn chống thấm phải đảm bảo đủ độ dày thiết kế; lớp cao su được trải trên lớp sơn sau khi sơn đã khô, không được làm rách màng sơn.
+ Lớp đất sét dẻo được đắp chặt chẽ theo tường, yêu cầu phải đủ chặt để ngăn dòng chảy thấm.
+ Lớp đất đắp phải được thi công nhẹ nhàng không làm tổn hại đến lớp đất sét mới đắp.
Chống thấm bị động: Đây là giải pháp chống thấm được tiến hành ngược không từ phía nguồn nước thấm mà từ phía nước ngầm có thể thấm qua nền và tường bê tông – áp dụng công trường thi công điều kiện chật hẹp, phải làm tường trước khi đào đất.
– Giải pháp thiết kế:
Vì không có khả năng tải nước thấm qua đường bê tông do không thể kiểm soát được độ chặt của bê tông trong lòng đất, nên giải pháp này chấp nhận trường hợp nước ngấm có thể thấm qua tường hoặc nền bê tông vào không gian nhà. Vấn đề còn lại là cấu tạo giải pháp hợp lý để thu nước thấm và bơm hệ thống thoát cống thoát công cộng.
Nước ngầm thấm qua tường và nền bê tông được thu vào rãnh nước để dẫn ra hố thu và được bơm lên hệ thống thoát công cộng. Nước thấm từ dưới nền bê tông lên được hệ thống sàn rỗng dẫn ra rãnh thu nước đổ về hố thu. Tường gạch được xây dựng trực tiếp trên nền bê tông, cách đường bê tông trong đất khoảng 15 -20 cm. Phía trên sàn rỗng khi cần có thể được đổ một lớp bê tông chống thấm dày 6-8cm. Tại nơi tiếp giáp nền bê tông với tường bê tông trong đất cần đặt băng chắc để chắn nước ngầm theo khe thấm lên.
– Yêu cầu thi công:
+ Đổ bê tông nền có đầm lại để tăng khả năng chống thấm của bê tông. Đặt bằng vật cách nước tại vị trí tiếp giáp nền và tường bê tông sao cho bê tông có thể ngậm vào tường trong đất khoảng 10cm. Đổ bê tông nền xong thì tiền hành ép hồ xi măng tại khe tiếp giáp đường và nền bê tông trước khi làm các phần trên nền.
+ Đổ bê tông xong cần kiểm tra xem nền có bị thấm nước dòng chảy hay không. Nếu có thì tiến hành khoan phụt hồ xi măng nở để đảm bảo nền bê tông không thấm hoặc chỉ có thấm ẩm. Sau đó mới thi công phần rỗng phía trên.
+ Sàn rỗng có độ dốc nền dẫn nước thấm ra rãnh thu nước.
+ Lớp bê tông chống thấm trên sàn rỗng được thi công có đầm lại.
+ Lưu ý: Trước khi xây xong cần kiểm tra xem bê tông tường trong đất có bị thấm chảy dòng không. Nếu có thì cần xử lý ngay đối với nền. Đảm bảo tường bê tông chỉ có thấm ẩm thì mới xây tường gạch.
+ Tại hố thu bố trí máy bơm để bơm nước lên hệ thống thoát nước thấm ứ đọng.
Ngoài ra, còn một số lưu ý khác khi thiết kế tầng hầm biệt thự như:
- Với những căn biệt thự nằm trên nền đất yếu, thiết kế tầng hầm đóng vai trò quan trọng, được xem như một mảng móng bè giúp chống thấm ngược, nâng đỡ cả căn biệt thự, tránh được tình trạng lún không đều nếu làm móng theo kiểu độc lập.
- Nên bố trí hệ thống thoát nước ở lối vào hầm tránh tình trạng nước chảy từ ngoài vào gây ngập nước, đồng thời luôn có bơm hút nước từ trong ra.
- Sử dụng các biện pháp chống thấm an toàn: Để tránh thấm từ ngoài vào, đúc bê tông cho cả vách hầm (phần chìm dưới đất).
- Không khí trong hầm: Khoảng giữa và sau hầm cần có giếng trời để thông thoáng, không nên làm hầm bít bùng.
- Ánh sáng: Tầng hầm là nơi có nền ẩm khá ẩm thấp nên rất cần ánh sáng trực tiếp, đảm bảo đủ ánh sáng mặt trời (dương quang) cho trường khí vốn thịnh âm này. Trường hợp không đủ cho ánh sáng trên cao rọi xuống, bạn có thể dùng gương phản chiếu để tăng cường.
- Vị trí đặt bếp: Nếu đặt bếp trong tầng hầm thì không gian bếp phải cao hơn so với chỗ để xe hoặc nằm tại khoảng thông tầng.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ tới bạn đọc một số thông tin về xu hướng thiết kế biệt thự có tầng hầm năm 2019. Hy vọng bài viết đã mang đến cho quý vị những thông tin tham khả hữu ích và thiết thực nhất để sở hữu một mẫu biệt thự có tầng hầm với công năng khoa học nhất nhé.
Với kinh nghiệm và năng lực đã được khẳng định, SHAC tự hào sở hữu bộ sưu tập mẫu thiết kế nhà - biệt thự đẹp quy mô được chủ đầu tư, đối tác và đồng nghiệp trên toàn quốc đánh giá cao. Những công trình “Độc đáo trong thiết kế – Chất lượng trong thi công” mang thương hiệu SHAC ngày càng được phủ sóng rộng rãi trên các tỉnh thành của đất nước hình chữ S như: Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Đà Nẵng, Quảng Bình, Thanh Hóa, Bắc Ninh, Kiên Giang, TPHCM, Hưng Yên, Đồng Nai, Đắc Lắk, Ninh Bình, Gia Lai, Hòa Bình, Điện Biên, Cần Thơ, Bình Dương, Nghệ An, Trà Vinh, Đăk Nông, Hà Nam, An Giang, Cà Mau, Yên Bái, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Long, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Tây Ninh… Quý vị hãy liên hệ ngay với chúng tôi để sở hữu cho mình những mẫu thiết kế nhà đẹp cùng dịch vụ xây nhà trọn gói chất lượng. SHAC hi vọng sẽ tiếp tục nhận được sự tin tưởng hợp tác và nhiệt thành ủng hộ từ Quý đối tác, Quý khách hàng để trình làng thành công nhiều hơn nữa những mẫu nhà đẹp đẳng cấp.
Mời Quý vị tham khảo thêm các mẫu nhà - biệt thự kiến trúc đẹp do KTS Sơn Hà thiết kế tại đây:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 318 – 319 HK3 đường World Bank, Lê Chân, Hải Phòng
- Điện thoại: 0312 222 555
- Hotline: 0906 222 555
- Email: sonha@shac.vn
- Tại Hà Nội: Số 4/172, Ngọc Hồi, Thanh Trì, TP. Hà Nội
- Tại Quảng Ninh: Số 289 Giếng Đáy, Hạ Long, Tỉnh. Quảng Ninh
- Tại Đà Nẵng: Số 51m đường Nguyễn Chí Thanh, P. Thạch Thang. Quận Hải Châu, TP. Đà nẵng
- Tại Sài Gòn:Số 45 Đường 17 khu B, An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh