Phong thủy cho nhà ống đô thị
- Danh mục: Phong thủy nhà đất
- Ngày: 30/12/2010
- Lượt xem: 2490
Nhà ống đô thị thì làm sao có thể bố trí Phong Thủy như nhà truyền thống ở nông thôn được?
Các quan niệm về Thanh Long, Bạch Hổ, phân cung điểm hướng có áp dụng được chăng... là nhiều thắc mắc của gia chủ hiện nay. Lời giải đáp khá đơn giản: vận dụng linh hoạt và kế thừa truyền thống trong điều kiện hiện đại của hôm nay.
Phương vị và phân cung:
Nhà ống đô thị cũng cần đầy đủ các bước tiến hành sắp xếp phong thủy như nhà xưa, mà cơ bản là về Phương hướng và phân cung cho các khu chức năng trong nhà. Về phương vị, các phía bên trái, phải, sau, trước của mỗi ngôi nhà (mà Phong Thuỷ truyền thống gọi là Thanh Long - Bạch Hổ - Huyền Vũ- Chu Tước) cũng đều tương ứng khi chủ thể (gia chủ của ngôi nhà Tọa Trung cung nhìn ra Minh Đường phía trước nhà). Do đất nhà phố hôm nay không thể rộng bằng đất nhà vườn ngày xưa nên không thể bố trí đồi núi rạch ngòi rạch uốn lượn quanh nhà, nhưng không có nghĩa là yếu tố phương vị mất đi. Khi ta đặt la bàn tại Trung Cung mỗi nhà, cách phân cung điểm hướng cũng vẫn tuân thủ theo truyền thống, các vùng tốt và vùng xấu của mỗi nhà vẫn phân bố theo cung độ trên La bàn tùy theo Mệnh Trạch của gia chủ. Có khó khăn là nhà ống đô thị khi sắp xếp các khu chức năng phải cân đối, chọn lựa giữa những yếu tố nào là chính, như một ngôi nhà có thể đưa chủ yếu phần không gian chính ra phía trước, dồn khu vệ sinh, bếp núc, kho về phía sau theo đúng nguyên tắc Phong Thuỷ.
Ảnh hưởng Ngoại Cảnh:
Nhà ống đô thị không được khuôn viên rộng bao bọc và tách biệt với nhà lân cận như nhà vườn truyền thống, vì thế yếu tố xem xét ngoại cảnh đóng vai trò quan trọng khi giải quyết về phong thủy. Không phải vô cớ mà người ta kiêng kỵ nhà nằm ngay tại ngã ba, bởi khi có đường giao thông đâm thẳng vào Chính Môn nhà mình thì bụi bặm, tiếng ồn, va chạm, gió lùa… sẽ theo tuyến đường ấy đưa vào gây ô nhiễm, bệnh tật, căng thẳng…. Bởi vậy, khi xem xét nhà đất, Ngoại Cảnh bên ngoài đóng vai trò quan trọng để nhận định Cát Hung, như một nhóm nhà nếu khá lộn xộn về kiểu dáng, cao thấp khác nhau, lại thêm ảnh hưởng của hệ thống kỹ thuật (dây điện, trạm thông tin...) sẽ gây phức tạp về ngoại cảnh rất nhiều. Nhà càng theo dạng ống hẹp, càng khó xoay xở hơn (như che chắn, đảo hướng Nhập khí của cửa chính) so với nhà có khuôn viên rộng.
Đặc trưng của nhà ống đô thị là không gian mỗi nhà (trừ những nhà ở góc đường) luôn bị kẹp giữa hai bức tường, nhất là gặp nhà bên cạnh cao hơn, hình thành nên một loại Trường Khí mà Phong Thủy gọi là vùng Sơn Xuyên gây ra hiện tượng gió hút - gió lùa khá mạnh đưa bụi và tạo vùng xoáy (gọi là chỗ Thiên Trảm Sát) chứ không phải gió lành và thoáng theo kiểu ta đứng trước mặt hồ hay sông rộng.
Vùng Sơn Xuyên và cách khắc phục:
Nhà càng dài và càng cao tầng thì nhược điểm nêu trên càng rõ, trong nhà ống thường tối tăm ẩm thấp, dẫn đến tình trạng Âm Thịnh Dương Suy. Vì vậy, đa phần trong các ngôi nhà ống xưa (ví dụ tại các khu phố cổ Hà Nộ, Hội An…) luôn có rất nhiều giếng trời (Thiên Tỉnh) để cân bằng âm dương, hơn nữa nhà xưa tuy dài nhưng không xây cao và cấu trúc mái cũng như vị trí mái các nhà khác nhau nên các đoạn giữa nhà vẫn đầy đủ dưỡng khí. Việc mở ra các giếng trời chính là đưa Dương Quang xuống để xua Âm khí và tạo Sinh khí cho Nội Thất. Tùy theo chiều dài và chiều cao của nhà mà quyết định số lượng cũng như kích thước Thiên Tỉnh, tối thiểu ta cũng phải có một Thiên Tỉnh giữa và một Thiên Tỉnh sau.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 318 – 319 HK3 đường World Bank, Lê Chân, Hải Phòng
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 318 – 319 HK3 đường World Bank, Lê Chân, Hải Phòng
- Điện thoại: 0312 222 555
- Hotline: 0906 222 555
- Email: sonha@shac.vn
- Tại Hà Nội: Số 4/172, Ngọc Hồi, Thanh Trì, TP. Hà Nội
- Tại Quảng Ninh: Số 289 Giếng Đáy, Hạ Long, Tỉnh. Quảng Ninh
- Tại Đà Nẵng: Số 51m đường Nguyễn Chí Thanh, P. Thạch Thang. Quận Hải Châu, TP. Đà nẵng
- Tại Sài Gòn:Số 45 Đường 17 khu B, An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Bài viết liên quan
04/05/2019 tác giả Sơn Hà Architecture, danh mục Phong thủy nhà đất
Tuổi nào làm nhà đẹp năm Giáp Thìn – 2024?
04/05/2019 tác giả Sơn Hà Architecture, danh mục Phong thủy nhà đất
Năm Quý Mão 2023 tuổi nào hợp để làm nhà?
03/05/2019 tác giả Sơn Hà Architecture, danh mục Phong thủy nhà đất
Năm Nhâm Dần 2022 tuổi nào làm nhà hợp nhất?
02/05/2019 tác giả Sơn Hà Architecture, danh mục Phong thủy nhà đất
Năm Tân Sửu 2021 tuổi nào hợp làm nhà?
02/05/2019 tác giả Sơn Hà Architecture, danh mục Phong thủy nhà đất
Năm Canh Tý 2020 tuổi nào làm nhà đẹp nhất?
16/11/2011 tác giả admin, danh mục Phong thủy nhà đất