Quyết định cấp phép xây dựng nhà ở và các dự án thiết kế khách sạn tại Lào Cai
- Danh mục: Kinh nghiệm thiết kế - thi công
- Ngày: 17/06/2017
- Lượt xem: 1242
Nhu cầu thiết kế nhà tại Lào Cai, là dịch vụ được đội ngũ Kiến trúc sư Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Sơn Hà (Son Ha Architecture - SHAC) đang chú trọng và không ngừng nỗ lực đánh dấu thương hiệu phát triển dấu ấn kiến trúc độc đáo của đơn vị đầu ngành tại đất Cảng, sự phát triển của SHAC ngày càng lớn mạnh và minh chứng được bằng các công trình nhà ở, khách sạn cao cấp tại tỉnh Lào Cai trong những năm qua với diện mạo hoành tráng, vô cùng mềm mại và vững chãi cùng thời gian.
Quyết định cấp phép xây dựng nhà ở và các dự án thiết kế khách sạn tại Lào Cai được áp dụng trên toàn tỉnh.
Sở Xây dựng Lào Cai hướng dẫn Thực hiện công tác cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép trên địa bàn tỉnh Lào Cai như sau, mời Quý vị cùng đón đọc:
I. Mục đích của việc cấp Giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng công trình theo Giấy phép xây dựng:
1. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi chung là Chủ đầu tư) thực hiện đúng quy định của Pháp luật, đồng thời thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình thông qua giấy phép xây dựng.
2. Công trình được xây dựng phù hợp với phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng và đảm bảo chất lượng, an toàn khi đưa vào sử dụng, đảm bảo cảnh quan thiên nhiên, môi trường, bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa, các công trình kiến trúc có giá trị; phát triển kiến trúc mới, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc và sử dụng hiệu quả đất đai xây dựng công trình.
II. Thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng:
1. UBND tỉnh ủy quyền cho Giám đốc Sở Xây dựng cấp Giấy phép xây dựng cho các công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, công trình tôn giáo, công trình di tích lịch sử - văn hóa, công trình tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng, công trình sản xuất vật liệu xây dựng, các công trình có mục đích sản xuất kinh doanh, dịch vụ, thương mại thuộc địa giới hành chính tỉnh Lào Cai; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Lào Cai và tất cả các công trình theo quy định phải cấp phép xây dựng không phải là nhà ở riêng lẻ bên các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, các đường phố có mặt cắt ngang lớn hơn hoặc bằng 12m thuộc thành phố Lào Cai, thị xã, thị trấn, trung tâm các huyện lỵ, xã Xuân giao huyện Bảo Thắng, xã Bảo Hà huyện Bảo Yên, xã Tân An huyện Văn bàn, xã Thanh Kim và Thanh Phú huyện Sa Pa.
2. UBND cấp huyện cấp giấy phép xây dựng các công trình nhà ở riêng lẻ tại đô thị và các công trình theo quy định phải cấp phép xây dựng thuộc địa giới hành chính do huyện, thành phố quản lý, trừ các công trình quy định tại khoản 1 Điều này.
3. UBND xã cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở các điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.
4. Người cấp giấy phép xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cấp giấy phép của mình.
5. Đối với khu vực chưa có quy hoạch nhưng cần phải được cấp Giấy phép xây dựng để quản lý xây dựng công trình phù hợp với định hướng phát triển, UBND cấp huyện xác định cụ thể khu vực cần được cấp giấy phép xây dựng và gửi Sở Xây dựng nghiên cứu, đề xuất cụ thể về nội dung và ranh giới với UBND tỉnh. Sở Xây dựng và UBND cấp huyện tự quyết định việc cấp Giấy phép xây dựng công trình theo phân cấp sau khi có ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.
Tổng thể khuôn viên khách sạn cổ điển tiêu chuẩn 4 sao vô cùng hoành tráng tại tỉnh Lào Cai.
III. Trình tự, thủ tục về hồ sơ và nội dung thẩm định cấp Giấy phép xây dựng:
1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, trừ các công trình sau đây:
a) Công trình thuộc bí mật Nhà nước: Là công trình xây dựng thuộc danh mục bí mật Nhà nước, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về bí mật Nhà nước;
b) Công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp: Là công trình phải được xây dựng và hoàn thành kịp thời, đáp ứng yêu cầu của lệnh khẩn cấp do người có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp, tình huống khẩn cấp và pháp luật khác có liên quan đến yêu cầu khẩn cấp;
c) Công trình tạm phục vụ thi công công trình chính là công trình của chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng trên mặt bằng công trường xây dựng, gồm: Nhà văn phòng làm việc, nhà ở cho cán bộ công nhân viên tại công trường, kho tàng, nhà sản xuất tại chỗ phục vụ thi công xây dựng, các công trình dẫn dòng thi công, đường thi công, công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình dịch vụ khác phục vụ hoạt động của công trường xây dựng;
d) Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt;
e) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng (hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật) được Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
g) Các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình;
h) Công trình hạ tầng kỹ thuật chỉ phải lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật và nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị, không thuộc điểm dân cư tập trung; nhà ở riêng lẻ tại các điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt.
2. Công trình được cấp Giấy phép xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu về quy hoạch (gồm: Cốt xây dựng công trình, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, diện tích xây dựng tầng 1, tổng diện tích sàn xây dựng, số tầng, chiều cao tối đa toàn công trình, màu sắc, chất liệu xây dựng công trình); các yêu cầu về an toàn đối với công trình và công trình lân cận; các yêu cầu về môi trường, phòng cháy chữa cháy, hành lang an toàn.
3. Đối với các công trình nhà ở riêng lẻ dọc các tuyến phố hiện hữu trong đô thị đã ổn định và có hệ thống hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp điện, cấp thoát nước...) nhưng chưa có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 thì UBND cấp huyện quy định cụ thể các chỉ tiêu về quy hoạch gồm: Chỉ giới xây dựng, cao độ nền tầng 1, chiều cao nhà và chiều cao từng tầng, số tầng được phép xây dựng, chiều dài đưa ra của ban công, lô gia trên cơ sở của quy hoạch chung đã được duyệt đồng thời phải phù hợp với Quy chuẩn, Tiêu chuẩn xây dựng.
4. Đối với các công trình trạm thu, phát sóng thông tin di động được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 12/2007/TTLT/BXD-BTTTT ngày 11/12/2007 của Bộ Xây dựng và Bộ Thông tin và Truyền thông.
5. Đối với công trình ngầm đô thị được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị.
6. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xây dựng:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép xây dựng, theo mẫu tại Phụ lục 5 đến Phụ lục 13 của Hướng dẫn này.
b) Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu công trình đủ điều kiện để xét cấp giấy phép xây dựng gồm:
- Giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, trừ trường hợp thuê đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn;
- Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất cho hộ gia đình, cá nhân từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004 (ngày Luật Đất đai có hiệu lực thi hành) đã thực hiện nghĩa vụ tài chính;
- Giấy tờ cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004 (ngày Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực) mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Nghị định số 60/CP ngày 05/7/1994; Nghị định số 61/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở tại đô thị;
- Giấy tờ sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
- Giấy tờ chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất; giấy tờ nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ; giấy tờ của tổ chức sử dụng đất là pháp nhân mới được hình thành do các bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
- Giấy tờ trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất;
- Giấy tờ mua nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật;
- Giấy tờ được nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở.
- Giấy tờ của Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp cấp đất ở cho gia đình, xã viên của hợp tác xã từ trước ngày 28/6/1971 (ngày ban hành Nghị quyết số 125/CP của Hội đồng Chính phủ - nay là Chính phủ - về tăng cường công tác quản lý ruộng đất).
- Một trong các loại giấy tờ sau đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận không có tranh chấp:
+ Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong số đăng ký ruộng đất, số địa chính;
+ Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất.
+ Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993;
+ Giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật;
+ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.
- Giấy tờ của Ủy ban nhân dân xã xác nhận việc sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp của các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở miền núi và được Ủy ban nhân dân huyện thẩm tra kết quả xác nhận của Ủy ban nhân dân xã.
- Giấy tờ của Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận việc các hộ gia đình, cá nhân không có các loại giấy tờ quy định tại điểm 1 hiện đang sử dụng đất ổn định từ trước ngày 01/7/2004, không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất.
- Văn bản xác nhận không có tranh chấp của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ của cộng đồng dân cư đang sử dụng đất.
- Giấy tờ của Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận việc sử dụng đất đúng mục đích, không có tranh chấp đối với các tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất.
- Biên bản tạm bàn giao đất và phiếu chuyển thông tin thực hiện nghĩa vụ tài chính của cơ quan có thẩm quyền (đối với trường hợp hộ gia đình làm nhà tái định định cư do di chuyển để giải phóng mặt bằng).
*) Trường hợp bản sao không có chứng thực thì cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm đối chiếu với bản chính, ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
c) Quyết định phê duyệt dự án; Quyết định phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công của chủ đầu tư kèm theo kết quả thẩm tra hồ sơ thiết kế của tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện (Trừ công trình nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn nhỏ hơn 250m2, dưới 3 tầng và không nằm trong khu vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa).
d) Tùy thuộc vào từng loại công trình và địa điểm xây dựng cụ thể, phải có thêm các giấy tờ sau:
- Ý kiến tham gia bằng văn bản về thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định đối với công trình phải lập dự án đầu tư.
- Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.
- Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Kết quả thẩm định phòng cháy chữa cháy của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy.
- Quyết định chấp thuận đầu tư dự án (đối với dự án phát triển nhà ở, dự án khu đô thị mới).
- Quyết định cho phép đầu tư xây dựng của cấp có thẩm quyền đối với công trình ngầm đô thị.
- Ý kiến của chấp thuận của Ban tôn giáo tỉnh và UBND cấp huyện về lĩnh vực tôn giáo đối với công trình tôn giáo.
- Đối với công trình tượng đài, tranh hoành tráng, quảng cáo, trùng tu, tôn tạo phải có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.
- Giấy cam kết tự phá dỡ công trình khi Nhà nước triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng đối với công trình xây dựng tạm (Theo mẫu tại Phụ lục 20 ban hành kèm theo hướng dẫn này).
e) Hai bộ bản vẽ thiết kế do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện và đã được chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định. Mỗi bộ gồm:
- Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất, mặt bằng ranh giới lô đất, bản vẽ bình đồ (đối với công trình theo tuyến), sơ đồ đấu nối với hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào của công trình (giao thông, thoát nước).
- Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng, mặt cắt chủ yếu của công trình.
- Bản vẽ mặt bằng móng, mặt cắt móng, các bản vẽ kết cấu chịu lực chính (móng, khung, tường, mái chịu lực).
- Bản vẽ hệ thống PCCC đã được thẩm duyệt đối với công trình thuộc danh mục yêu cầu phải thẩm duyệt phương án phòng chống cháy, nổ theo quy định của pháp luật về PCCC.
- Đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo thì phải có các bản vẽ về vị trí, hạng mục cần cải tạo, nếu có ảnh hưởng đến kết cấu công trình thì phải có báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá chất lượng kết cấu cũ liên quan đến các hạng mục cải tạo và các biện pháp gia cố xác định đủ điều kiện để sửa chữa, cải tạo, kèm theo ảnh chụp hiện trạng công trình xin phép cải tạo và công trình lân cận.
*) Bản vẽ đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị:
- Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 - 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
- Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 - 1/200;
- Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 - 1/200.
- Đối với công trình xây chen có tầng hầm, ngoài các tài liệu quy định nêu trên, hồ sơ còn phải bổ sung văn bản phê duyệt biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận.
*) Bản vẽ đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn:
- Sơ đồ mặt bằng xây dựng tỷ lệ 1/50 - 1/500, theo mẫu tại Phụ lục 18 của Hướng dẫn này.
- Bản vẽ các mặt đứng chính của công trình, tỷ lệ 1/50 - 1/200;
- Bản vẽ sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin, tỷ lệ 1/50 - 1/200.
g) Đối với trường hợp lắp đặt thiết bị hoặc kết cấu khác vào công trình đã xây dựng, nhưng không thuộc sở hữu của chủ đầu tư thì phải có bản sao có chứng thực Hợp đồng với chủ sở hữu công trình.
7. Nội dung thẩm định hồ sơ cấp Giấy phép xây dựng công trình không phải nhà ở riêng lẻ:
- Kiểm tra sự phù hợp và thời hạn của hồ sơ pháp lý đối với công trình xin cấp giấy phép xây dựng.
- Kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ thiết kế đối với các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.
- Kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ thiết kế đối với các nội dung về kiến trúc, quy hoạch, sự phù hợp của hồ sơ thiết kế đối với giấy tờ về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu công trình.
- Kiểm tra kết quả thẩm tra của tổ chức, cá nhân thực hiện thẩm tra về sự ổn định và an toàn chịu lực của công trình.
- Kiểm tra sự phù hợp về sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào của công trình (giao thông, cấp điện, cấp thoát nước).
- Kiểm tra sự phù hợp về các lĩnh vực khác như: Thẩm định, phê duyệt của Chủ đầu tư; Sự phù hợp của công trình đối với kết quả thẩm định phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường...
8. Nội dung thẩm định hồ sơ cấp Giấy phép xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ tại đô thị:
- Kiểm tra sự phù hợp và thời hạn của hồ sơ pháp lý đối với công trình xin cấp giấy phép xây dựng.
- Kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ thiết kế đối với các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.
- Kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ thiết kế đối với các nội dung về kiến trúc, quy hoạch, sự phù hợp của hồ sơ thiết kế đối với giấy tờ về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở.
- Kiểm tra sự phù hợp về sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật của đường giao thông phía trước công trình (cấp điện, cấp thoát nước).
- Đối với nhà ở riêng lẻ từ 7 tầng trở lên:
+ Kiểm tra kết quả thẩm tra của tổ chức, cá nhân thực hiện thẩm tra về sự ổn định và an toàn chịu lực của công trình.
+ Kiểm tra sự phù hợp của công trình đối với kết quả thẩm định phòng chống cháy nổ.
9. Nội dung thẩm định hồ sơ cấp Giấy phép xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ tại nông thôn:
a) Yêu cầu quy hoạch khu ở:
- Bố cục các hạng mục công trình trong khuôn viên ở phải thuận tiện cho sinh hoạt, sản xuất của hộ gia đình và đảm bảo vệ sinh môi trường. Căn cứ vào yếu tố khí hậu từng vùng để chọn giải pháp bố cục mặt bằng, hướng nhà thích hợp. Tổ chức không gian kiến trúc nhà ở phù hợp với phong tục, tập quán văn hóa - xã hội, truyền thống xây dựng từng địa phương.
- Những điểm dân cư gần đường giao thông lớn hoặc ở khu vực ven đô có thể xây dựng nhà vườn, nhà liên kế (chia lô) để thay thế cho nhà ở nông thôn truyền thống; nhưng tổ chức không gian phải đảm bảo yêu cầu tổ chức hạ tầng kỹ thuật về lâu dài, đảm bảo vệ sinh môi trường khu ở và phù hợp với cảnh quan kiến trúc nông thôn trong khu vực.
- Trong lô đất ở của mỗi hộ gia đình nông nghiệp bao gồm không gian phục vụ sinh hoạt và không gian phát triển sản xuất theo mô hình vườn - ao - chuồng. Diện tích vườn trồng rau, cây ăn quả... tùy vào từng địa phương để xác định cho phù hợp.
- Khoảng cách từ nhà ở (chỉ có chức năng ở) tới các khu chăn nuôi, sản xuất tiểu thủ công nghiệp phải đảm bảo khoảng cách > 200m. Nếu nhà ở kết hợp với sản xuất hoặc làm nghề phụ thì chỉ áp dụng cho các loại hình ít gây tác động xấu đến môi trường khu ở.
- Các hộ gia đình phải xây dựng bể xí tự hoại hoặc bán tự hoại. Trường hợp không thể thiết kế bể xí tự hoại hoặc bán tự hoại thì sử dụng hố xí hai ngăn nhưng phải đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường.
- Chuồng trại chăn nuôi gia súc - gia cầm trong khuôn viên lô đất hộ gia đình (nếu có) phải đặt cách xa nhà ở và đường đi chung ít nhất 5m, cuối hướng gió và phải có hố chứa phân, rác, thoát nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Rác và nước thải phải được thu gom và xử lý trước khi thải ra khuôn viên ở của hộ gia đình.
b) Nhà ở đạt tiêu chuẩn phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Yêu cầu sử dụng đất: Mỗi hộ từ 200 - 400 m2 tùy từng vị trí theo quy hoạch.
Yêu cầu về tổng mặt bằng khu ở của một hộ gia đình:
+ Tuân thủ theo quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được phê duyệt;
+ Phải thuận tiện cho sinh hoạt và sản xuất của hộ gia đình;
+ Bố trí các công trình hạn chế tối đa ảnh hưởng tới các hộ gia đình lân cận, đặc biệt là chuồng trại, nhà vệ sinh;
+ Có hệ thống thoát nước mưa, nước sinh hoạt, nước thải từ các chuồng trại chăn nuôi sau khi đã được xử lý;
- Hệ thống cấp điện, thông tin liên lạc... bố trí hợp lý với khuôn viên khu đất, đảm bảo mỹ quan và phù hợp với yêu cầu sử dụng.
- Có các giải pháp tránh các tác động bất lợi của thiên nhiên.
- Yêu cầu về kiến trúc:
+ Đảm bảo an toàn, bền vững, đảm bảo mỹ quan, phù hợp với điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế;
+ Mật độ xây dựng trong mỗi khuôn viên ở: ≤ 60%;
+ Hệ số sử dụng đất không vượt quá 1,5 lần;
+ Chiều cao thông thủy mỗi tầng tối thiểu là 3,0 m.
- Yêu cầu về diện tích sử dụng nhà ở: ≥ 10 m2/người.
- Yêu cầu về giải pháp kỹ thuật cho nhà ở:
+ Đảm bảo che nắng, chống mưa hắt, chống thấm, chống dột, chống nóng, chống mối mọt. Nền nhà đảm bảo sạch sẽ (láng vữa xi măng, lát gạch, lát đá);
+ Đảm bảo thông gió và tận dụng chiếu sáng tự nhiên;
+ Giải pháp kết cấu công trình đảm bảo chống gió bão và điều kiện địa chất, khí hậu đặc biệt.
c) Loại hình nhà ở:
- Gồm các loại nhà: Nhà gỗ, nhà sàn (yêu cầu độ cao mặt sàn so với mặt đất ≥ 2,1 m), nhà bán kiên cố và nhà kiên cố.
- Giải pháp kết cấu: Kết cấu gỗ, kết cấu bê tông cốt thép, kết cấu gạch đá, kết cấu thép hoặc kết cấu kết hợp.
+ Hệ thống thoát nước cần tách riêng nước nước sinh hoạt và nước rửa từ các chuồng trại chăn nuôi.
+ Phải có nắp đậy cho rãnh thoát nước.
- Khu vệ sinh:
+ Dùng bể xí tự hoại hoặc bán tự hoại;
+ Hố xí hai ngăn cho khu vực khan hiếm nước.
10. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để cấp phép trong thời hạn quy định thì cơ quan cấp phép phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho chủ đầu tư biết. Nếu quá thời hạn ghi trong giấy biên nhận mà cơ quan cấp phép không trả lời thì chủ đầu tư được phép xây dựng công trình theo hồ sơ thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng.
11. Giấy phép xây dựng được áp dụng theo các mẫu tại Phụ lục 1 đến Phụ lục 4 của Hướng dẫn này.
12. Thời gian cấp giấy phép xây dựng:
a) Thời gian cấp Giấy phép xây dựng đối với công trình xây dựng: Không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
b) Thời gian cấp Giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ: Không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị và không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn;
13. Giấy phép xây dựng được lập thành 02 bản chính, 01 bản cấp cho chủ đầu tư và 01 bản lưu tại cơ quan cấp phép xây dựng.
14. Chủ đầu tư nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép xây dựng hoặc văn bản trả lời (đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng) tại nơi tiếp nhận hồ sơ, theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận.
15. Chủ đầu tư có trách nhiệm nộp lệ phí theo quy định khi nộp hồ sơ.
KTS SHAC thiết kế khách sạn đẳng cấp tại Lào Cai với quy trình cấp phép đơn giản và dễ dàng.
IV. Giấy phép xây dựng tạm:
1. Là giấy phép được cấp để xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo thời hạn thực hiện quy hoạch xây dựng. Việc cấp giấy phép xây dựng tạm chỉ áp dụng đối với những vùng đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện quy hoạch.
2. Công trình được cấp giấy phép xây dựng tạm là các công trình có kết cấu lắp ghép dễ dàng lắp dựng, tháo dỡ và có móng đơn giản.
3. Đối với các công trình, nhà ở trong khu vực hành lang an toàn, hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật hiện hữu mà chưa có kế hoạch thực hiện di dời thì chỉ được phép sửa chữa, cải tạo nhưng không làm thay đổi quy mô của công trình.
Nếu hiện trạng phần hành lang an toàn, hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật hiện hữu là đất trống thì không được phép xây dựng mới công trình mà chỉ được cải tạo lại cổng, hàng rào hiện hữu.
4. Chủ đầu tư phải có cam kết tự phá dỡ công trình khi thời hạn tồn tại của công trình ghi trong giấy phép xây dựng tạm hết hạn và không yêu cầu bồi thường đối với phần công trình phát sinh sau khi quy hoạch được thực hiện. Trường hợp không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế phá dỡ và chủ đầu tư phải chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ công trình.
5. Trường hợp công trình theo giấy phép xây dựng tạm hết thời hạn tồn tại, nhưng Nhà nước vẫn chưa thực hiện quy hoạch, nếu chủ đầu tư có nhu cầu thì đề nghị với cơ quan cấp phép xem xét cho phép kéo dài thời hạn tồn tại.
V. Đăng ký xây dựng, cải tạo, sửa chữa:
1. Việc đăng ký xây dựng, sửa chữa, cải tạo công trình theo quy định không phải xin cấp giấy phép xây dựng, chỉ áp dụng đối với các trường hợp sau:
- Các công trình hoặc nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm c, d, g, h khoản 1 mục III của Hướng dẫn này.
- Nhà ở riêng lẻ trong khu vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và đã công bố, đã có quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền nhưng chưa triển khai thực hiện quy hoạch thì không được xây dựng mới; sửa chữa, cải tạo làm thay đổi quy mô, kết cấu công trình và diện tích sử dụng; chỉ được sửa chữa nhỏ như: thay chống nóng, chống dột, thay nền, thay vách ngăn, sửa chữa, thay thế thiết bị vệ sinh.
2. Trước khi khởi công, chủ đầu tư phải thực hiện đăng ký việc xây dựng, sửa chữa, cải tạo công trình tại UBND cấp xã nơi xây dựng công trình để được kiểm tra, theo dõi thi công.
- Hồ sơ đăng ký gồm đơn theo mẫu tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo hướng dẫn này kèm theo bản sao các bản vẽ thiết kế, gồm: Mặt bằng, các mặt đứng, mặt cắt chính công trình; mặt bằng, mặt cắt móng; các bản vẽ đấu nối đường giao thông, thoát nước với hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào công trình.
- Riêng đối với công trình gia cố, cải tạo chống nghiêng, lún, nứt, không làm thay đổi quy mô diện tích, chủ đầu tư phải nộp phương án gia cố, cải tạo do tổ chức, cá nhân có năng lực hành nghề lập tại UBND cấp huyện để kiểm tra, theo dõi thi công.
VI. Gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép xây dựng:
1. Gia hạn giấy phép xây dựng:
a) Trong thời hạn 30 ngày, trước thời điểm giấy phép xây dựng hết hạn, nếu công trình chưa được khởi công, thì chủ đầu tư phải đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng.
Quá thời hạn trên, nếu quy hoạch xây dựng, các quy định về cấp giấy phép xây dựng và kiến trúc, cảnh quan được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và ban hành vẫn không thay đổi, thì cơ quan cấp phép xây dựng xem xét, giải quyết gia hạn giấy phép xây dựng cho chủ đầu tư.
Mỗi giấy phép xây dựng chỉ được gia hạn một lần. Thời gian gia hạn tối đa không quá 6 tháng. Nếu hết thời gian gia hạn, chủ đầu tư chưa khởi công xây dựng thì phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới.
b) Hồ sơ xin gia hạn giấy phép xây dựng:
- Đơn xin gia hạn giấy phép xây dựng (theo mẫu tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Hướng dẫn này).
- Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp.
c) Cơ quan cấp giấy phép xây dựng gia hạn trên bản chính giấy phép xây dựng và thu lệ phí gia hạn giấy phép xây dựng theo quy định hiện hành.
d) Đối với công trình được giấy phép xây dựng tạm đã hết thời hạn tồn tại ghi trong giấy phép, nhưng Nhà nước chưa thực hiện quy hoạch thì chủ đầu tư được đề nghị cơ quan cấp phép để xem xét gia hạn thời gian tồn tại cho đến khi Nhà nước thực hiện quy hoạch. Thời hạn tồn tại được ghi ngay vào giấy phép xây dựng tạm đã được cấp.
2. Điều chỉnh giấy phép xây dựng:
a) Trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây so với thiết kế đã được cấp giấy phép xây dựng, chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng trước khi xây dựng theo nội dung điều chỉnh:
- Thay đổi hình thức kiến trúc các mặt ngoài của công trình;
- Thay đổi một trong các yếu tố: Vị trí, cốt nền, diện tích xây dựng, quy mô, chiều cao công trình, số tầng và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;
- Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng và ảnh hưởng đến phòng cháy chữa cháy, môi trường.
b) Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm:
- Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng (theo mẫu tại Phụ lục 15 đến Phụ lục 17 của Hướng dẫn này); trong đó nêu rõ lý do điều chỉnh;
- Bản chính Giấy phép xây dựng đã được cấp;
- Các bản vẽ thiết kế liên quan đến phần điều chỉnh so với thiết kế đã được cấp phép xây dựng;
- Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế điều chỉnh (trừ nhà ở riêng lẻ) của chủ đầu tư, trong đó phải có nội dung đảm bảo an toàn chịu lực; an toàn phòng chống cháy nổ; bảo đảm môi trường. Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế (nếu có) do tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện.
Mỗi công trình chỉ được đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng đã được cấp 01 lần. Trường hợp điều chỉnh từ 02 lần trở lên thì phải đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới theo quy định.
3. Cấp lại giấy phép xây dựng:
a) Giấy phép xây dựng được cấp lại đối với các trường hợp bị rách, nát, hoặc bị mất.
b) Giấy phép xây dựng được cấp lại dưới hình thức bản sao.
c) Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng, trong đó giải trình rõ lý do đề nghị cấp lại;
- Bản chính Giấy phép xây dựng đã được cấp (đối với trường hợp bị rách, nát).
4. Thời gian gia hạn, cấp lại và điều chỉnh Giấy phép xây dựng không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Phương án thiết kế nhà ống hiện đại đẹp và độc đáo tại tỉnh Lào Cai.
VII. Quản lý xây dựng công trình theo Giấy phép được cấp:
1. Quản lý trật tự xây dựng:
Nội dung của giấy phép xây dựng là căn cứ đề quản lý trật tự xây dựng, gồm
a) Đối với công trình được cấp giấy phép xây dựng:
Việc quản lý trật tự xây dựng được căn cứ vào các nội dung được ghi trong giấy phép xây dựng đã được cấp và các quy định của Pháp luật hiện hành.
b) Đối với công trình được miễn giấy phép xây dựng:
- Việc quản lý trật tự xây dựng căn cứ vào quy hoạch xây dựng được duyệt và các quy định của pháp luật khác có liên quan. Trường hợp xây dựng trong đô thị thì còn phải căn cứ vào thiết kế đô thị được duyệt;
- Nội dung quản lý trật tự xây dựng đối với các công trình được miễn giấy phép xây dựng là xem xét sự tuân thủ quy hoạch xây dựng, thiết kế đô thị (nếu có) được duyệt, đáp ứng các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; đảm bảo an toàn công trình và công trình lân cận; giới hạn tĩnh không; độ thông thủy; các điều kiện an toàn về môi trường, PCCC, hạ tầng kỹ thuật (như giao thông, điện, nước, thông tin) hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa đảm bảo khoảng cách đến các công trình dễ cháy, nổ, độc hại.
2. Thanh tra, kiểm tra:
a) Các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan thanh tra chuyên ngành xây dựng lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc thực hiện trật tự xây dựng trên địa bàn theo quy định của Pháp luật và xử lý vi phạm hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định hiện hành.
b) Thanh tra xây dựng các cấp và cơ quan quản lý trật tự xây dựng cấp huyện theo phân cấp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thanh tra, kiểm tra việc xây dựng theo các nội cung của Hướng dẫn này và các quy định khác của Pháp luật hiện hành.
c) Đối với công trình bí mật nhà nước, việc thanh tra, kiểm tra được thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù.
3. Xử lý vi phạm:
a) Việc xử lý vi phạm đối với công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng, xây dựng sai với giấy phép được cấp, xây dựng không đúng với quy hoạch xây dựng và không đúng với các quy định khác của pháp luật được thực hiện theo quy định của Chính phủ về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị và về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng.
b) Thu hồi giấy phép xây dựng:
Các trường hợp bị thu hồi giấy phép xây dựng đã cấp:
- Giấy phép xây dựng được cấp không đúng theo quy định hiện hành;
- Sau 6 tháng kể từ ngày được gia hạn giấy phép xây dựng mà chủ đầu tư vẫn chưa khởi công xây dựng công trình;
- Quá thời hạn ghi trong văn bản xử lý vi phạm, đối với trường hợp xây dựng sai với giấy phép xây dựng được cấp mà chủ đầu tư vẫn chưa khắc phục các vi phạm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
c) Hủy giấy phép xây dựng:
Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy phép xây dựng của cấp có thẩm quyền đối với các trường hợp nêu tại Điểm b Khoản này, nếu chủ đầu tư không nộp lại giấy phép xây dựng cho cơ quan cấp phép thì cơ quan cấp phép hoặc cơ quan có thẩm quyền có quyết định công bố hủy giấy phép xây dựng, đồng thời thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã và đăng trên mạng thông tin của Sở Xây dựng.
Trên đây là hướng dẫn thực hiện công tác cấp Giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng công trình theo Giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Đề nghị các sở, ban, ngành, UBND các huyện, UBND thành phố Lào Cai và các Chủ đầu tư tổ chức triển khai thực hiện.
Với kinh nghiệm và năng lực đã được khẳng định, SHAC tự hào sở hữu bộ sưu tập mẫu thiết kế khách sạn đẳng cấp đẹp quy mô được chủ đầu tư, đối tác và đồng nghiệp trên toàn quốc đánh giá cao. Những công trình “Độc đáo trong thiết kế – Chất lượng trong thi công” mang thương hiệu SHAC ngày càng được phủ sóng rộng rãi trên các tỉnh thành của đất nước hình chữ S như: Hải Phòng, xin cấp phép xây dựng tại Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, thiết kế khách sạn mini tại Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn, thủ tục cấp phép và thiết kế khách sạn tại Đà Nẵng, Quảng Bình, Thanh Hóa, Bắc Ninh, tìm hiểu thủ tục cấp phép xây dựng tại TPHCM, Hà Nam, Hưng Yên, Kiên Giang, Đồng Nai, Đắc Lắk, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thiết kế khách sạn tại Trà Vinh, Hậu Giang, Phú Yên, Cần Thơ, thủ tục xin cấp phép xây dựng tại Cà Mau… Quý vị hãy liên hệ ngay với chúng tôi để sở hữu cho mình những mẫu thiết kế nhà đẹp cùng dịch vụ xây nhà trọn gói chất lượng. SHAC hi vọng sẽ tiếp tục nhận được sự tin tưởng hợp tác và nhiệt thành ủng hộ từ Quý đối tác, Quý khách hàng để trình làng thành công nhiều hơn nữa những mẫu nhà đẹp đẳng cấp.
Mời Quý vị tham khảo thêm các mẫu thiết kế khách sạn và biệt thự đẳng cấp, sang trọng, hoành tráng cùng tiêu chuẩn và thủ tục xin cấp phép do KTS Sơn Hà thực hiện tại đây:
- Thiết kế nhà tại Hải Dương và thủ tục xin cấp phép đơn giản năm 2017
- Khi nào xây nhà không phải xin giấy phép xây dựng?
- Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị áp dụng tại tỉnh Phú Yên
- Thiết kế nhà tại Quảng Nam và nội dung cấp phép xây dựng có thời hạn trên địa bàn tỉnh
- Nhu cầu thiết kế nhà và xin cấp phép xây dựng dễ dàng tại tỉnh Quảng Ngãi
- Cấp phép xây dựng và thiết kế biệt thự lâu đài đẳng cấp tại Cần Thơ
- Thủ tục xin cấp phép xây dựng tại Thái Bình với quy trình thực hiện mới nhất
- Xin cấp phép xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ áp dụng tại đô thị tỉnh Quảng Bình
- Quy trình xin cấp phép xây dựng tại Ninh Bình
- Một số quy trình, thủ tục cấp giấy phép xây dựng tại Hà Nội
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 318 – 319 HK3 đường World Bank, Lê Chân, Hải Phòng
- Điện thoại: 0312 222 555
- Hotline: 0906 222 555
- Email: sonha@shac.vn
- Tại Hà Nội: Số 4/172, Ngọc Hồi, Thanh Trì, TP. Hà Nội
- Tại Quảng Ninh: Số 289 Giếng Đáy, Hạ Long, Tỉnh. Quảng Ninh
- Tại Đà Nẵng: Số 51m đường Nguyễn Chí Thanh, P. Thạch Thang. Quận Hải Châu, TP. Đà nẵng
- Tại Sài Gòn:Số 45 Đường 17 khu B, An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh