Đá trong kiến trúc

Nếu có dịp tới các tỉnh miền núi Sơn La, Lai Châu, bạn sẽ không thể tránh khỏi bị cuốn hút bởi những gian nhà đơn sơ lợp ngói đá màu xám chì khá lạ mắt. Dưới cái nắng rừng rực, chúng tỏa ra những tia lành lạnh, nửa đất, nửa kim khí, rất “đá”...
Chất liệu vượt thời gian

1

 
Từ kim tự tháp người AiCập, bãi đá cổ Stonehenge của người Anh... cho tới hệ thống đền đài với phong cách tín ngưỡng Hila, nhiều ngàn năm trước công lịch, đá đã mang dấu ấn trong các công trình kiến trúc, khiến biết bao nhà khoa học hậu thế phải “đau đầu chóng mặt” vì sự kỳ vĩ của chúng. Có lẽ ít có vật liệu nào có được bề dày lịch sử đến vậy, ngôn ngữ đá đem lại sức biểu cảm hoành tráng cho các công trình kiến trúc. Không một nền văn minh nào của nhân loại mà lại không có bóng dáng của đá, bởi ngôn ngữ đá là ngôn ngữ của thời gian, của quyền lực và trí tuệ. Mỹ Sơn trung tâm kiến trúc quan trọng nhất của Vương quốc Chămpa với hơn 70 công trình kiến trúc bằng gạch đá, được xây dựng từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 13, nhà thờ Phát Diệm (Kim Sơn Ninh Bình), Chùa Bút Tháp (Thuận Thành Bắc Ninh)... những tác phẩm được dựng lên nhằm tôn vinh sức lao động sáng tạo của con người. Nhân loại đã lợi dụng một chất liệu trơ lì và bền bỉ nhất trong thiên nhiên để đánh dấu sự hiện hữu của mình trong dòng chảy bất tận của thời gian.

Đá tảng với cát sỏi...

Từ kim tự tháp người AiCập, bãi đá cổ Stonehenge của người Anh... cho tới hệ thống đền đài với phong cách tín ngưỡng Hila, nhiều ngàn năm trước công lịch, đá đã mang dấu ấn trong các công trình kiến trúc, khiến biết bao nhà khoa học hậu thế phải “đau đầu chóng mặt” vì sự kỳ vĩ của chúng. Có lẽ ít có vật liệu nào có được bề dày lịch sử đến vậy, ngôn ngữ đá đem lại sức biểu cảm hoành tráng cho các công trình kiến trúc. Không một nền văn minh nào của nhân loại mà lại không có bóng dáng của đá, bởi ngôn ngữ đá là ngôn ngữ của thời gian, của quyền lực và trí tuệ. Mỹ Sơn trung tâm kiến trúc quan trọng nhất của Vương quốc Chămpa với hơn 70 công trình kiến trúc bằng gạch đá, được xây dựng từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 13, nhà thờ Phát Diệm (Kim Sơn Ninh Bình), Chùa Bút Tháp (Thuận Thành Bắc Ninh)... những tác phẩm được dựng lên nhằm tôn vinh sức lao động sáng tạo của con người. Nhân loại đã lợi dụng một chất liệu trơ lì và bền bỉ nhất trong thiên nhiên để đánh dấu sự hiện hữu của mình trong dòng chảy bất tận của thời gian.

2

Đá tham gia vào hầu hết các lĩnh vực trong kiến trúc, và có cảm giác như ở mọi góc độ khai thác, chúng đều thành công cả. Với tính biểu cảm cao, ấm cúng, đầy sức sống, đá ngược lại inox, nhôm kính, ...hào nhoáng mà đơn điệu. Cổng vào, tường rào, đường dạo... là những đề tài luôn được các kiến trúc sư đưa đá vào khai thác sử dụng. Một bức tường đá ong lúp xúp cây bụi, dăm ba khóm dương xỉ mọc khá vô tổ chức, hòn non bộ lô nhô những măng đá rêu cỏ xanh rì, đường dạo lát đá xẻ, sỏi cuội với nhũng túm cỏ nhoi lên giữa những kẽ nứt... Đá thích hợp ở vườn, sân cảnh, bậc thềm, lối đi... Người ta thường cắt đá để tạo nét thô mộc và làm cho đá mẻ, để từng viên đá liên kết chặt với nhau và không bị trượt. Loại kém chất lượng thường dùng ốp tường rào, loại chính phẩm làm ngói cắt dày chỉ 2-3 mm. Ưu thế của loại này là có vẻ đẹp hoang sơ, nhẹ hơn ngói đất nung, bền và không bị rêu mốc, mùa lạnh trong nhà ấm, mùa nóng lại mát. Những chi tiết trang trí, tượng phù điêu, đèn vườn... chế tác từ đá đem lại cho tiểu cảnh kiến trúc sắc thái riêng không thể lẫn lộn.
Chất liệu và tỉ lệ

3

Với một công trình mà nhà thiết kế có ý định sử dụng đá làm chất liệu căn bản, thì điều tiên quyết phải có là diện tích rộng, bề ngang phải từ 8 m trở lên. Với chiều sâu, không gian lớn thì vật liệu đá mới thể hiện được sự hoành tráng của mình. Tại các nhà phố thông thường, đá trang trí cần được bố trí theo tỷ lệ khá cẩn trọng. Trang trí tạo điểm nhấn dành 10-20% diện tích nền là được, diện tích các vách cũng tỷ lệ tương đương là đủ. Thông thường, trong nội thất, nên tránh lạm dụng chất liệu đá tấm lớn bởi sự nặng nề, thô mộc của đường nét. Tuy nhiên, sử dụng uyển chuyển chất liệu cát, sỏi cuội lại mang tới sự mềm mại nhẹ nhàng cho các phòng chức năng. Một mảnh vườn cạn rải sỏi trắng, trồng cây cảnh, dây leo len lỏi từ kẽ đá... đưa lại sức sống, gió trời cho không gian giếng trời, sảnh tầng. “Hòn non bộ” nho nhỏ, khay sỏi màu trên bàn biến chiếc phòng khách của bạn trở nên “chịu chơi”. Hay đôi khi chỉ một viên cuội nhẵn nhụi hình elip, cũng khiến ta có ý niệm về một sự tròn trịa tương đối, sự hoàn mỹ ý niệm trong triết học Đông Phương. Sự tỉ lệ, cân đối luôn được đặt ra với các chi tiết cấu kiện sử dụng chất liệu đá. Chất biểu cảm mạnh mẽ của vật liệu này khiến cái hồn của sản phẩm kiến trúc được đẩy lên đỉnh điểm, nhưng nếu không chế ngự được, chính bạn sẽ bị chi phối, và kết quả thu được chính là gian nhà ...đá với đúng nghĩa đen của nó.

Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 318 – 319 HK3 đường World Bank, Lê Chân, Hải Phòng
  • Điện thoại: 0312 222 555
  • Hotline: 0906 222 555
  • Email: sonha@shac.vn
Văn phòng đại diện
  • Tại Hà Nội: Số 4/172, Ngọc Hồi, Thanh Trì, TP. Hà Nội
  • Tại Quảng Ninh: Số 289 Giếng Đáy, Hạ Long, Tỉnh. Quảng Ninh
  • Tại Đà Nẵng: Số 51m đường Nguyễn Chí Thanh, P. Thạch Thang. Quận Hải Châu, TP. Đà nẵng
  • Tại Sài Gòn:Số 45 Đường 17 khu B, An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Bài viết liên quan
Thiết kế tiểu cảnh đẹp - Hải Đoàn 128 06/03/2013 tác giả admin, danh mục Sân vườn tiểu cảnh

Thiết kế tiểu cảnh đẹp - Hải Đoàn 128

Sân vườn tiểu cảnh non bộ 01/12/2012 tác giả admin, danh mục Sân vườn tiểu cảnh

Sân vườn tiểu cảnh non bộ

Tiểu cảnh sân vườn biệt thự 01/12/2012 tác giả admin, danh mục Sân vườn tiểu cảnh

Tiểu cảnh sân vườn biệt thự

Tiểu cảnh sân vườn nhà phố 01/12/2012 tác giả admin, danh mục Sân vườn tiểu cảnh

Tiểu cảnh sân vườn nhà phố

Tiểu cảnh nhà biệt thự 02/01/2013 tác giả admin, danh mục Sân vườn tiểu cảnh

Tiểu cảnh nhà biệt thự

Tiểu cảnh sân vườn biệt thự đẹp 02/01/2013 tác giả admin, danh mục Sân vườn tiểu cảnh

Tiểu cảnh sân vườn biệt thự đẹp

TOP