Ban hành thủ tục cấp phép xây dựng công trình, dự án tại Đà Nẵng

Tìm hiểu về nội dung của thủ tục hành chính xin giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình. Việc xin phép xây dựng công trình được coi là cơ sở đảm bảo quản lý nhà nước về xây dựng, đặc biệt là việc xây dựng theo quy hoạch và tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình trong xây dựng công trình; đồng thời tạo điều kiện kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng.

Có thể nói giấy phép xây dựng như tấm vé thông hành đối với các chủ đầu tư, là tiền đề để họ có thể thực hiện việc xây dựng, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình. Vì vậy, việc tìm hiểu, nắm bắt các quy định pháp luật hiện hành về giấy phép xây dựng (như đối tượng phải xin cấp phép, điều kiện để được cấp phép, trình tự thủ tục xin cấp phép...) là rất cần thiết, giúp các chủ đầu tư tránh được những sai phạm đáng tiếc. Xoay quanh một số vấn đề pháp lý cơ bản về giấy phép xây dựng, bài viết dưới đây của KTS Sơn Hà sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về vấn đề này, cụ thể là hạng mục xin cấp phép xây dựng công trình và thiết kế nhà tại Đà Nẵng.

Những quy định ban hành thủ tục cấp phép xây dựng công trình, dự án tại Đà Nẵng sẽ được các Kiến trúc sư giàu chuyên môn, kinh nghiệm thiết kế thi công của Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Sơn Hà (Son Ha Architecture - SHAC) chia sẻ một cách hữu ích và kịp thời nhất. Hy vọng sẽ góp phần giúp Khách hàng và Chủ đầu tư nắm rõ các nội dung thể thiết kế và khởi công một cách hợp lý theo quy hoạch tại địa phương mà Quý vị xây dựng công trình:

hướng dẫn xin cấp phép xây dựng công trình tại đà nẵng

Hướng dẫn thủ tục hành chính xin cấp phép xây dựng công trình và các dự án khác thực hiện trên địa bàn TP. Đà Nẵng.

Thủ tục hành chính Cấp Giấy phép xây dựng công trình tại Đà Nẵng

  1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Các bước thực hiện đối với chủ đầu tư:

+ Nộp hồ sơ tại Tổ tiếp nhận và trả kết quả Sở Xây dựng TP Đà Nẵng (Người nộp hồ sơ phải là người đứng đơn đề nghị cấp GPXD hoặc là người được ủy quyền theo đúng quy định).

+ Liên hệ với người thụ lý hồ sơ theo Biên nhận sau 3 ngày làm việc để trao đổi về hồ sơ và kiểm tra thực địa.

+ Nhận GPXD theo thời hạn của Biên nhận hồ sơ hoặc nhận văn bản trả hồ sơ, hướng dẫn điều chỉnh. Sau thời hạn ghi trong giấy biên nhận mà cơ quan cấp phép không cấp phép hoặc không có văn bản trả lời thì chủ đầu tư được khởi công xây dựng theo hồ sơ thiết kế đã nộp cho cơ quan cấp phép, khi đã đáp ứng các điều kiện khởi công quy định tại Điều 72 Luật Xây dựng và các quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.

+ Trước khi khởi công xây dựng 7 ngày làm việc, chủ đầu tư công trình phải gửi văn bản thông báo ngày khởi công cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng, đồng thời gửi văn bản thông báo ngày khởi công kèm theo bản sao giấy phép xây dựng cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng công trình biết để theo dõi thực hiện.

Bước 2: Các bước thực hiện đối với cơ quan Sở Xây dựng:

+ Bộ phận tiếp nhận trực tiếp kiểm tra hồ sơ theo đúng thành phần hồ sơ quy định. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì trả và hướng dẫn ngay cho chủ đầu tư.

+ Cán bộ thụ lý hồ sơ kiểm tra thực địa theo lịch hẹn với chủ đầu tư (xem xét Giấy tờ pháp lý về nhà, đất, xác minh hiện trường, nghiên cứu hồ sơ). Trao đổi cùng Lãnh đạo phòng và Lãnh đạo Sở để có hướng xử lý hồ sơ (nếu xét thấy cần thiết). Đến giai đoạn này thì có 2 trường hợp:

+ Khi hồ sơ hợp lệ, lập dự thảo GPXD trình duyệt. Khi hồ sơ chưa hợp lệ quy định thì làm văn bản trả hồ sơ, hướng dẫn điều chỉnh.

+ Khi hồ sơ còn vướng mắc thì báo cáo UBND thành phố hoặc dự thảo văn bản tham vấn cơ quan chức năng. Đồng thời lập thủ tục trả hồ sơ trong khi chờ ý kiến phản hồi. Sau khi có phản hồi, chủ đầu tư nộp lại hồ sơ thì dự thảo GPXD hoặc văn bản trả lời và hướng dẫn.

  1. Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp tại Tổ Tiếp nhận và trả kết quả Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng
  2. Thành phần hồ sơ:
    a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép xây dựng (theo mẫu).
    b) Giấy tờ pháp lý về đất đai:

             - Bản sao Giấy tờ pháp lý về nhà, đất (có công chứng). Trong trường hợp nhà thuộc khu vực chỉnh trang nhưng có giải toả một phần, cần bổ sung Quyết định thu hồi đất của cấp có thẩm quyền (nếu có);

             - Bản chính Giấy phép xây dựng đã được cấp và hồ sơ thiết kế do đơn vị cấp phép thẩm định  kèm theo Giấy phép xây dựng (đối với công trình sửa chữa, cải tạo); 

- Một số giấy tờ khác về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và Quyết định số 103/2006/QĐ-UB ngày 22/11/2006 của UBND thành phố Đà Nẵng (có liệt kê tại mục III, A, Phần II Đề án cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”.

c) Các tài liệu khác của hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng:

- Quy hoạch Tổng mặt bằng quy hoạch chi tiết được UBND thành phố phê duyệt;

- Bản vẽ hệ thống phòng cháy chống cháy (PCCC) tỷ lệ 1/50 - 1/200, được đóng dấu thẩm duyệt đối với công trình thuộc danh mục yêu cầu phải thẩm duyệt phương án phòng cháy chống cháy theo quy định của pháp luật về PCCC;

- Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công của chủ đầu tư theo quy định; Báo cáo thẩm tra thiết kế do cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hoặc tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện, kèm theo các bản vẽ kết cấu chịu lực chính có ký tên, đóng dấu của tổ chức, cá nhân thiết kế;

- Quyết định phê duyệt dự án kèm theo văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, văn bản tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở (nếu có) của cơ quan quản lý nhà nước về công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định;

- Văn bản phê duyệt biện pháp thi công của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận, đối với công trình xây chen có tầng hầm;

- Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế theo Phụ lục số 9 Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng, kèm theo bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế;

- Đối với các công trình tôn giáo phải có văn bản cho phép của UBND Thành phố (trên cơ sở thống nhất của Ban Tôn giáo và Sở Xây dựng);

- Đối với công trình tượng đài, tranh hoành tráng phải có bản sao chứng thực giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá, di tích lịch sử theo phân cấp;

- Đối với các công trình có yêu cầu cao về kiến trúc theo quy định phải có văn bản thoả thuận về phương án kiến trúc và chỉ tiêu của UBND thành phố;

- Đĩa CD: phối cảnh màu + file Autocad hồ sơ xin phép.

mẫu thiết kế khách sạn tiêu chuẩn 4 sao đẹp tại đà nẵng

Dự án thiết kế và quy hoạch xin cấp phép xây dựng công trình khách sạn đẹp tiêu chuẩn 4 sao tại Đà Nẵng ghi nhận sự bề thế và quy mô lớn.

d) Hồ sơ thiết kế:

- Đối với công trình không theo tuyến, công trình tôn giáo, công trình trình tín ngưỡng:

+ Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 - 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình;

+ Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 - 1/200;

+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông; cấp nước; thoát nước mưa, nước bẩn; xử lý nước thải; cấp điện; thông tin liên lạc; các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác liên quan đến dự án, tỷ lệ 1/50 - 1/200.

- Đối với công trình cấp phép theo giai đoạn:

- Giai đoạn 1:

+ Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 - 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình;

+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc tỷ lệ 1/100 - 1/200.

- Giai đoạn 2:

+ Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 - 1/200;

- Đối với dự án:

+ Bản vẽ tổng mặt bằng của dự án hoặc tổng mặt bằng từng giai đoạn của dự án, tỷ lệ 1/100 - 1/500;

+ Bản vẽ mặt bằng từng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 - 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình;

+ Bản vẽ các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của từng công trình, tỷ lệ 1/50 - 1/200;

+ Bản vẽ mặt bằng móng từng công trình tỷ lệ 1/100 - 1/200 và mặt cắt móng từng công trình tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc tỷ lệ 1/50 - 1/200.

- Đối với công trình tượng đài, tranh hoành tráng:

+ Sơ đồ vị trí công trình tỷ lệ 1/100 – 1/500;

+ Bản vẽ mặt bằng công trình tỷ lệ 1/100 – 1/500;

+ Bản vẽ mặt đứng, mặt cắt chủ yếu công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200.

- Các thành phần hồ sơ khác (chung):

 + Phối cảnh in màu công trình. Trường hợp công trình cao tầng (từ 9 tầng trở lên hoặc các công trình có yêu cầu cao về kiến trúc) phải có phối cảnh, mặt đứng màu cả 4 mặt công

  1. Số lượng hồ sơ:

- Đơn, Giấy tờ pháp lý về nhà đất và các tài liệu khác của hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng: 01 (bộ);

- Hồ sơ thiết kế: 02 (bộ).

- Riêng đối với công trình UBND thành phố thống nhất phương án kiến trúc tại Điều 16, Quyết định số 47/2012/QĐ-UBND ngày 10/12/2014, công trình quảng cáo nằm ngoài Quy hoạch quảng cáo do UBND thành phố phê duyệt, công trình tôn giáo, công trình tượng đài, tranh hoành tráng thì hồ sơ thiết kế là 03 bộ

  1. Thời hạn giải quyết:

- Thời gian cấp giấy phép xây dựng (Điểm a, khoản 6, Điều 9, Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 của Chính Phủ): 20 ngày làm việc; Công trình được Sở Xây dựng thẩm định: 10 ngày làm việc;

 - Trường hợp trả thì thông báo 01 lần bằng văn bản cho CĐT bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ (khoản 5, Điều 9, Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 của Chính Phủ): 10 ngày làm việc;

- Trường hợp đến hạn theo quy định, nhưng cần xem xét thêm thì cơ quan cấp phép thông báo bằng văn bản cho CĐT biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo thực hiện (điểm b, khoản 6, Điều 9, Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 của Chính Phủ): Không quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định

  1. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
  2. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND thành phố.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): UBND thành phố.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng.

- Cơ quan phối hợp (nếu có): UBND thành phố, UBND quận (huyện), UBND cấp phường (xã), Sở TNMT, Sở GTVT, Sở Công Thương, Sở VH-TT-DL, Sở TTTT, Sở Cảnh sát PCCC, Điện lực, ngành Đường sắt, ngành Hàng không, Cục tác chiến Bộ tổng tham mưu…

  1. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy phép xây dựng;

- Văn bản (trường hợp không cấp phép).

  1. Lệ phí: Lệ phí cấp Giấy phép xây dựng công trình khác nhà ở: 100.000 đồng/ 01 giấy phép.
  2. Mẫu đơn, tờ khai:

- Đơn xin phép xây dựng:

(Theo mẫu tại các Phụ lục của Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012, cụ thể: Cấp phép mới: theo Phụ lục số 6 - mẫu 1 (công trình không theo tuyến), số 7 (tượng đài, tranh hoành tráng), số 10 (cấp phép theo giai đoạn công trình không theo tuyến), số 12 (công trình thuộc dự án); Cấp phép sửa chữa, cải tạo: theo Phụ lục số 16; Cấp phép di dời: theo Phụ lục số 20).

- Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế theo Phụ lục số 9 Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng.

mẫu thiết kế biệt thự pháp ấn tượng tại đà nẵng

KTS Sơn Hà cung cấp dịch vụ xin cấp phép xây dựng các công trình, dự án, nhà ở trên toàn địa bàn TP. Đà Nẵng với tiêu chuẩn khoa học, nhanh chóng theo nội dung mà Sở xây dựng đề ra.

  1. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Phù hợp với: Quy hoạch chi tiết xây dựng, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

- Trường hợp các công trình kiến trúc phải báo cáo UBND thành phố Đà Nẵng có ý kiến thống nhất  trước khi cấp phép xây dựng:

* Công trình thuộc nhóm 1 với quy mô tầng cao từ 09 tầng trở lên;

* Công trình công cộng thuộc nhóm 2, 3 và 4 tại điều 7 theo quy định này (trừ Nhà sinh hoạt văn hoá cộng đồng và các công trình tương đương);

* Công trình xây dựng trên đất được UBND thành phố Đà Nẵng cho thuê hoặc giao đất mà không thu tiền sử dụng đất;

* Các công trình xây dựng bán kiên cố (có quy mô tầng cao công trình thấp hơn so với quy định) trên các tuyến đường chính;

* Các công trình tôn giáo;

* Các công trình kiến trúc đặc thù như Tượng đài, tranh tượng có tính biểu đạt cao… đặt tại các vị trí công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

* Các công trình có vị trí là điểm nhấn kiến trúc, điểm nhạy cảm của đô thị Đà Nẵng.

* Các công trình xây dựng khác không quy định trong Quy định này thì được Sở Xây dựng xem xét từng trường hợp cụ thể báo cáo UBND thành phố thống nhất chủ trương trước khi thực hiện các bước xây dựng cơ bản tiếp theo;

- Các công trình ngoài việc phải tuân thủ theo đúng quy định quản lý xây dựng của thành phố còn phải xây dựng đảm bảo theo quy hoạch bề mặt giới hạn độ cao chướng ngại vật hàng không khu vực thành phố Đà Nẵng

- Đối với trường hợp sửa chữa cải tạo phải có các bản vẽ hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình được cải tạo có tỷ lệ tư­ơng ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (10x15cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo;

- Tùy thuộc vào quy mô, tính chất, địa điểm xây dựng, công trình được cấp giấy phép xây dựng phải: Tuân thủ các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; đảm bảo an toàn công trình và công trình lân cận và các yêu cầu về: Giới hạn tĩnh không, độ thông thuỷ, bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, phòng cháy chữa cháy (viết tắt là PCCC), hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước, viễn thông), hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hóa và đảm bảo khoảng cách đến các công trình dễ cháy, nổ, độc hại, các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

- Đối với công trình tôn giáo phải có văn bản chấp thuận của Ban Tôn giáo cấp có thẩm quyền;

- Đối với công trình tượng đài, tranh hoành tráng, quảng cáo, trùng tu, tôn tạo phải có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá.

- Công trình xây dựng dân dụng cấp đặc biệt, cấp I trong đô thị phải có thiết kế tầng hầm theo yêu cầu của đồ án quy hoạch đô thị và Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Hồ sơ thiết kế xây dựng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện;

- Đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết, thì phải phù hợp với Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;

- Đối với công trình cấp I, cấp đặc biệt, nếu chủ đầu tư có nhu cầu thì có thể đề nghị để được xem xét cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn. Đối với công trình không theo tuyến, chỉ được cấp giấy phép xây dựng tối đa 2 giai đoạn, bao gồm giai đoạn xây dựng phần móng và tầng hầm (nếu có) và giai đoạn xây dựng phần thân của công trình.

- Đối với dự án gồm nhiều công trình, chủ đầu tư có thể đề nghị để được xem xét cấp giấy phép xây dựng cho một, nhiều hoặc tất cả các công trình thuộc dự án.

  1. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;

- Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 của Chính phủ về cấp phép xây dựng;

- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng;

- Quyết định số 7697/QĐ-UBND ngày 26/9/2007 của UBND thành phố;

- Quyết định số 47/2012/QĐ-UBND ngày 12/10/2012 của UBND Thành phố Đà Nẵng về ban hành Quy định quản lý kiến trúc công trình trên địa bàn T.P Đà Nẵng;

- Quyết định số 1769/QĐ-UBND ngày 11/3/2013 của Chủ tịch UBND thành phố V/v phê duyệt Quy hoạch chung TL 1:25000 Quy hoạch bề mặt giới hạn độ cao chướng ngại vật hàng không khu vực thành phố Đà Nẵng;

- Thông báo số 63/TB-VPCP ngày 28/02/2012 của Văn phòng Chính Phủ về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về lộ trình thực thi phương án đơn giản  hóa bãi bỏ yêu cầu bắt buộc công chứng hợp đồng về nhà ở và quyền sử dụng đất.

+ Công văn số 8104/UBND-QLĐTh ngày 11/9/2014 của  UBND thành phố Đà Nẵng v/v liên quan đến việc cấp phép xây dựng công trình;

+Công văn số 9463/UBND-QLĐTh ngày 21/10/2014 v/v rà soát công trình xây dựng tạm trên địa bàn thành phố.

Đính kèm: CapPhep_XayDungCongTrinh.doc

Với kinh nghiệm và năng lực đã được khẳng định, SHAC tự hào sở hữu bộ sưu tập mẫu thiết kế khách sạn đẳng cấp đẹp quy mô được chủ đầu tư, đối tác và đồng nghiệp trên toàn quốc đánh giá cao. Những công trình “Độc đáo trong thiết kế – Chất lượng trong thi công” mang thương hiệu SHAC ngày càng được phủ sóng rộng rãi trên các tỉnh thành của đất nước hình chữ S như: Hải Phòng, xin cấp phép xây dựng tại Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Quảng Ninh, thiết kế khách sạn mini tại Quảng Bình, Thái Nguyên, Lạng Sơn, thủ tục cấp phép và thiết kế khách sạn tại Đà Nẵng, Thanh Hóa, Bắc Ninh, tìm hiểu thủ tục cấp phép xây dựng tại TPHCM, Hà Nam, Hưng Yên, Kiên Giang, Đồng Nai, Đắc Lắk, Bà Rịa - Vũng Tàu, Trà Vinh, cấp phép xây dựng tại Khánh Hòa, Hậu Giang, Phú Yên, Cần Thơ, thủ tục xin cấp phép xây dựng tại Cà MauNinh Thuận, Yên Bái, Lâm Đồng, Gia Lai, Sơn La, Vĩnh Long, Yên Bái,… Quý vị hãy liên hệ ngay với chúng tôi để sở hữu cho mình những mẫu thiết kế nhà đẹp cùng dịch vụ xây nhà trọn gói chất lượng. SHAC hi vọng sẽ tiếp tục nhận được sự tin tưởng hợp tác và nhiệt thành ủng hộ từ Quý đối tác, Quý khách hàng để trình làng thành công nhiều hơn nữa những mẫu nhà đẹp đẳng cấp.

Mời Quý vị tham khảo thêm các mẫu thiết kế khách sạn và biệt thự đẳng cấp, sang trọng, hoành tráng cùng tiêu chuẩn và thủ tục xin cấp phép do KTS Sơn Hà thực hiện tại đây:

Hướng dẫn làm hồ sơ xin phép xây dựng, cải tạo nhà tại tỉnh Vĩnh Phúc

Trình tự và nội dung xin cấp phép xây dựng ban hành trên toàn quốc

Khi nào xây nhà không phải xin giấy phép xây dựng

Xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở tại nông thôn trên địa bàn TP. Hà Nội

Xin cấp phép xây dựng nhà ở tại khu đô thị thị xã Đồng Xoài, Bình Phước

Cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại TP. Hạ Long - Quảng Ninh

Hồ sơ xin cấp phép xây dựng gồm những gì?

Cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ đô thị trên địa bàn quận Thanh Xuân - Hà Nội

Quy trình cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ đối với khu đô thị tại TPHCM

- Tìm hiểu về quy trình cấp phép xây dựng trên địa bàn TP Hải Phòng

Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 318 – 319 HK3 đường World Bank, Lê Chân, Hải Phòng
  • Điện thoại: 0312 222 555
  • Hotline: 0906 222 555
  • Email: sonha@shac.vn
Văn phòng đại diện
  • Tại Hà Nội: Số 4/172, Ngọc Hồi, Thanh Trì, TP. Hà Nội
  • Tại Quảng Ninh: Số 289 Giếng Đáy, Hạ Long, Tỉnh. Quảng Ninh
  • Tại Đà Nẵng: Số 51m đường Nguyễn Chí Thanh, P. Thạch Thang. Quận Hải Châu, TP. Đà nẵng
  • Tại Sài Gòn:Số 45 Đường 17 khu B, An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Bài viết liên quan
Nội thất quán café với nhiều phong cách được yêu thích tại Gia Lai 07/05/2016 tác giả admin, danh mục Nội thất Bar - Cafe - Karaoke

Nội thất quán café với nhiều phong cách được yêu thích tại Gia Lai

Thiết kế phòng hát karaoke trẻ trung, hiện đại 10/03/2016 tác giả admin, danh mục Nội thất Bar - Cafe - Karaoke

Thiết kế phòng hát karaoke trẻ trung, hiện đại

Thiết kế nội thất quán karaoke đẹp tại Hà Nội 04/10/2014 tác giả admin, danh mục Nội thất Bar - Cafe - Karaoke

Thiết kế nội thất quán karaoke đẹp tại Hà Nội

Mẫu thiết kế nội thất quán café bệt tại Hải Phòng 25/09/2014 tác giả admin, danh mục Nội thất Bar - Cafe - Karaoke

Mẫu thiết kế nội thất quán café bệt tại Hải Phòng

Mẫu thiết kế nội thất café độc đáo và ấn tượng 15/07/2014 tác giả admin, danh mục Nội thất Bar - Cafe - Karaoke

Mẫu thiết kế nội thất café độc đáo và ấn tượng

Thiết kế nội thất café tại hải phòng 10/07/2014 tác giả admin, danh mục Nội thất Bar - Cafe - Karaoke

Thiết kế nội thất café tại hải phòng

TOP