Thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà ở và biệt thự tại Hậu Giang mất bao lâu?

Ngày nay, trên mỗi tỉnh thành của Việt Nam đều ban hành rất rõ ràng về các thủ tục hành chính xây dựng, trong đó có nội dung xin cấp phép xây dựng nhà ở, dự án, các hạng mục công trình khác, xây mới - sửa chữa - cải tạo và nâng cấp với các quy định, thời gian và lệ phí khác nhau. Do đó, để hiểu rõ hơn về vấn đề này, trong chuyên mục Kinh nghiệm thiết kế thi công của Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Sơn Hà (Son Ha Architecture - SHAC) xin được giải đáp và chia sẻ về những băn khoăn của Quý khách hàng, Chủ đầu tư khi thiết kế nhà và còn băn khoăn về thủ tục xin cấp phép xây dựng tại địa phương mình xây dựng.

Trong số đó là những thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà ở và biệt thự tại Hậu Giang mất bao lâu? được sự quan tâm rất lớn của người dân miền Tây Nam Bộ sông nước này. Với những công trình thiết kế theo phương châm: "Độc đáo trong thiết kế - Chất lượng trong thi công", dấu ấn SHAC ngày càng vươn xa khắp 63 tỉnh thành Việt Nam với những ngôi nhà khang trang, công trình biệt thự đẹp mãn nhãn đã và đang chiếm trọn sự hài lòng của người dân các tỉnh Nam Bộ.

Nội dung bài viết dưới đây của đội ngũ KTS Sơn Hà sẽ giải đáp những băn khoăn của Quý khách hàng và người dân sinh sống tại Hậu Giang có thêm thông tin để dễ dàng xin cấp phép xây dựng nhà ở của mình nhanh chóng và đúng theo quy định mà tỉnh Ban hành. Mời Quý vị cùng tham khảo:

xin cấp phép xây dựng nhà ở tại Hậu Giang mất bao lâu

Thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà ở và biệt thự tại Hậu Giang mất bao lâu? Đó là câu hỏi mà KTS Sơn Hà đã nhận được từ nhiều chủ đầu tư sinh sống tại đây đặt ra.

QUY ĐỊNH VỀ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG

(Ban hành kèm theo Quyết định số  /2017/QĐ-UBND ngày  tháng  năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang)

CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỦ TỤC CẤP PHÉP XÂY DỰNG VÀ THIẾT KẾ NHÀ TẠI HẬU GIANG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

  1. Quy định này điều chỉnh các hoạt động liên quan đến việc cấp giấy phép xây dựng để thực hiện đầu tư xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ (sau đây gọi chung là công trình) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
  2. Quy định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước và nước ngoài khi tiến hành đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
  3. Những nội dung khác liên quan đến công tác cấp giấy phép xây dựng không có trong Quy định này thì được thực hiện theo quy định Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014 (dưới đây viết tắt là Luật Xây dựng năm 2014), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng (dưới đây viết tắt là Nghị định số 59/2015/NĐ-CP) và Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn về hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng (dưới đây viết tắt là Thông tư số 15/2016/TT-BXD) và các quy định hiện hành khác.

Điều 2. Mục đích và yêu cầu của việc cấp giấy phép xây dựng

  1. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước và nước ngoài (sau đây gọi chung là chủ đầu tư) tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng công trình và các cá nhân, tổ chức tư vấn thiết kế, nhà thầu xây dựng khi tham gia trong hoạt động xây dựng phải chấp hành đúng quy định pháp luật.
  2. Quản lý tốt việc xây dựng theo quy hoạch được phê duyệt và các quy định của pháp luật có liên quan; bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường, bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa, công trình kiến trúc có giá trị; tạo diện mạo đô thị, nông thôn, phù hợp với bản sắc văn hóa địa phương và sử dụng có hiệu quả đất đai xây dựng công trình.

CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH CỤ THỂ

 Điều 3. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng

Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với các trường hợp cụ thể được quy định tại Điều 91, 92, 93, 94 Luật Xây dựng năm 2014.

Điều 4. Công trình được miễn giấy phép xây dựng

Công trình được miễn giấy phép xây dựng đối với các trường hợp cụ thể được quy định tại Khoản 2 Điều 89 của Luật Xây dựng năm 2014.

Điều 5. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng

  1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng thực hiện quy định tại Điều 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 Thông tư số 15/2016/TT-BXD. Riêng các mẫu đơn đề nghị cấp phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến, quảng cáo, nhà ở riêng lẻ, cải tạo sửa chữa, cấp cho dự án có thời hạn, bản cam kết bảo đảm an toàn cho công trình liền kề khi xây dựng áp dụng theo Mẫu số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8 Phụ lục ban hành kèm theo Quy định này.
  2. Tùy theo tính chất công trình, chủ đầu tư phải bổ sung thêm thành phần hồ sơ quy định như sau:
    a) Các dự án, công trình được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy: yêu cầu bản sao có thị thực (hoặc công chứng) Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy do Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Hậu Giang cấp.
    b) Các công trình có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường: tùy theo quy mô công trình cần phải có bản sao có thị thực (hoặc công chứng) Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc cam kết bảo vệ môi trường do Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) phê duyệt.
    c) Đối với cửa hàng xăng dầu, kho xăng dầu nằm trên các tuyến Quốc lộ, Đường tỉnh: khi xây dựng có văn bản thỏa thuận đấu nối hoặc đấu nối tạm thời của cơ quan quản lý đường bộ.
  3. Mẫu Giấy phép xây dựng (sử dụng giấy màu vàng, khổ A4) và nội dung giấy phép xây dựng thực hiện theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BXD.

Điều 6. Các loại giấy tờ, giấy chứng nhận về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất hợp pháp để xét cấp phép xây dựng

  1. Giấy chứng nhận về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất hợp pháp để xét cấp giấy phép xây dựng gồm một trong các loại sau đây:
    a) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp (do Tổng Cục Quản lý ruộng đất trước đây hoặc do Tổng Cục địa chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành), kể cả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho hộ gia đình mà trong đó có ghi diện tích đo đạc tạm thời.
    b) Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định tại Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị và Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở.
    c) Quyết định giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở và các công trình khác của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.
    d) Những giấy tờ về quyền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích làm nhà ở và các công trình khác trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện các chính sách về đất đai của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà người được giao đất, thuê đất vẫn liên tục sử dụng từ đó đến nay.
    đ) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng, Sổ địa chính trước  ngày 15 tháng 10 năm 1993 mà vẫn sử dụng ổn định, liên tục từ trước đến nay và không có tranh chấp, khiếu kiện.
    e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất mà người đó vẫn sử dụng đất liên tục từ đó đến nay và không có tranh chấp (gồm: Bằng khoán điền thổ; văn tự đoạn mãi bất động sản có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ; văn tự mua bán nhà ở, tặng cho nhà ở, đổi nhà ở, thừa kế nhà ở mà gắn liền với đất ở có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ; bản di chúc hoặc giấy thỏa thuận tương phân di sản về nhà ở được cơ quan thuộc chế độ cũ chứng nhận; giấy phép cho xây cất nhà ở hoặc giấy phép hợp thức hóa kiến trúc của cơ quan thuộc chế độ cũ cấp; bản án của cơ quan Tòa án của chế độ cũ đã có hiệu lực thi hành; các loại giấy tờ khác chứng minh việc tạo lập nhà ở, đất ở nay được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất ở công nhận).
    g) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất.
    h) Bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật.
    i) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở kèm theo quyền sử dụng đất ở được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) thẩm tra là đất đó không có tranh chấp và được Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận kết quả thẩm tra của Ủy ban nhân dân cấp xã.
    k) Giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở theo hướng dẫn tại Thông tư số 47/BXD-XDCBĐT ngày 05 tháng 8 năm 1989 và Thông tư số 02/BXD-ĐT ngày 29 tháng 4 năm 1992 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện ý kiến của Thường trực Hội đồng Bộ trưởng về việc hóa giá nhà cấp III, cấp IV tại các đô thị từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 hoặc từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày 05 tháng 7 năm 1994 mà trong giá nhà đã tính đến giá đất ở của nhà đó.
    l) Đối với nhà ở riêng lẻ nằm trong khu dân cư hiện hữu, ổn định sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 (thời điểm có hiệu lực thi hành của Luật Đất đai năm 1993), phù hợp với quy hoạch là đất ở: Chủ đầu tư phải có giấy cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về ranh giới thửa đất đang sử dụng không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi công trình xây dựng xác nhận (theo Mẫu số 9 Phụ lục ban hành kèm theo Quy định này).
  2. Trong trường hợp giấy tờ về quyền sử dụng đất không có đầy đủ thông tin về ranh giới, kích thước và vị trí, diện tích đất trên lô đất thì phải kèm theo một trong các tài liệu sau:
    a) Đối với công trình thuộc dự án: trích lục bản đồ do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp hoặc Biên bản bàn giao mốc giới trên thực địa được Sở Tài nguyên và Môi trường, chính quyền địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan xác nhận theo quy định.
    b) Đối với nhà ở riêng lẻ: việc trích đo bản đồ địa chính thửa đất thực hiện tại Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định.
  3. Trong các trường hợp sau đây chủ đầu tư phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản về việc đã có đủ điều kiện về quyền sử dụng đất hoặc sở hữu công trình để cấp giấy phép xây dựng (trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ):
    a) Giấy tờ đã hết thời hạn (đối với giấy tờ có quy định thời hạn).
    b) Có tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu công trình.
    c) Ô đất xây dựng công trình chưa giải phóng mặt bằng toàn bộ hoặc một phần.

Điều 7. Quy mô, thời gian tồn tại công trình được cấp Giấy phép xây dựng có thời hạn và trường hợp sửa chữa, cải tạo theo hiện trạng

  1. Quy mô công trình được cấp Giấy phép xây dựng có thời hạn
    a) Công trình, nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực đã có quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, quy hoạch điểm dân cư nông thôn được cấp có thẩm quyền phê duyệt và công bố, xây dựng phù hợp về mục đích sử dụng đất theo quy hoạch nhưng không phù hợp theo quy mô, kết cấu xây dựng công trình thì được xem xét không quá 02 tầng (01 trệt, 01 lầu).
    b) Công trình, nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực đã có quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, quy hoạch điểm dân cư nông thôn được cấp có thẩm quyền phê duyệt và công bố, xây dựng nhưng không phù hợp về mục đích sử dụng đất theo quy hoạch thì quy mô xây dựng công trình không quá 02 tầng (01 trệt, 01 lầu). Đối với công trình sử dụng vào mục đích phục vụ cộng đồng, an sinh xã hội có nhu cầu vượt quá quy mô nêu trên phải được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận trước khi lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng.
  2. Thời gian được phép tồn tại của công trình
    Thời gian được phép tồn tại của công trình theo thời hạn thực hiện quy hoạch, trường hợp xác định được chính xác thời điểm thực hiện quy hoạch, nội dung giấy phép xây dựng có thời hạn phải ghi cụ thể thời hạn tồn tại (đến năm…) của công trình theo thời hạn thực hiện quy hoạch.
  1. Các trường hợp chỉ được sửa chữa, cải tạo; không thay đổi vị trí, diện tích xây dựng, diện tích sàn từng tầng, chiều cao, số tầng và công năng sử dụng:
    a) Công trình, nhà ở riêng lẻ không phù hợp với quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, quy hoạch điểm dân cư nông thôn được cấp có thẩm quyền phê duyệt và công bố và kế hoạch sử dụng đất hàng năm của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
    b) Đối với các công trình, nhà ở hiện hữu trong khu vực hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật: hành lang an toàn đường bộ, hành lang bảo vệ đập, đê, kè, hành lang cây xanh xung quanh sông, ao, hành lang an toàn điện và hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm khác theo quy định của pháp luật mà Nhà nước chưa có chủ trương, kế hoạch thực hiện di dời các công trình, nhà ở đó ra khỏi khu vực nêu trên. Việc sửa chữa phải đảm bảo an toàn công trình và an toàn các công trình lân cận, đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị (kết cấu như khung, cột, mái, vách… do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định) và chủ sử dụng cam kết chỉ nhận bồi thường (nếu có) theo kết cấu của nhà ở, công trình trước khi sửa chữa, cải tạo (kèm theo bản vẽ hiện trạng).
    c) Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ trên đất không có giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất (đất ven sông, đất lấn chiếm đất công nhưng chưa xử lý); đất có giấy tờ hợp pháp nhưng là đất nông nghiệp nằm trong quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, quy hoạch điểm dân cư nông thôn được cấp có thẩm quyền phê duyệt và công bố thì không cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới mà chỉ cấp giấy phép xây dựng có thời hạn để sửa chữa, cải tạo mà không làm tăng quy mô, cấp công trình. Việc sửa chữa phải đảm bảo an toàn công trình và an toàn các công trình lân cận, đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị (kết cấu như khung, cột, mái, vách…do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phù hợp với kế hoạch di dời, chỉnh trang đô thị, điểm dân cư) và chủ sử dụng cam kết chỉ nhận bồi thường (nếu có) theo kết cấu của nhà ở, công trình trước khi sửa chữa, cải tạo (kèm theo bản vẽ hiện trạng).

Điều 8. Nơi tiếp nhận, phân loại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng và trả kết quả

  1. Người xin phép xây dựng liên hệ tại các nơi sau đây để được hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ xin phép xây dựng:
    a) Tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Xây dựng đối với những công trình thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng.
    b) Tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND cấp huyện đối với những công trình thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng.
    c) Tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh đối với những công trình thuộc thẩm quyền của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh cấp giấy phép xây dựng.
  2. Nơi nào tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng thì nơi đó trả kết quả cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ.
  3. Nơi tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm niêm yết những văn bản quy định, mẫu biểu kê khai, trực tiếp hướng dẫn bổ sung hồ sơ, kiểm tra thành phần hồ sơ và lập biên nhận hẹn ngày khảo sát hiện trường (nếu cần thiết) và hẹn ngày trả kết quả. Biên nhận được lập thành 02 (hai) bản có chữ ký của bên giao, bên nhận, mỗi bên giữ 01 (một) bản.

Điều 9. Quy trình và thời gian cấp, cấp lại, điều chỉnh và gia hạn giấy phép xây dựng

Thực hiện theo quy định tại Điều 102 Luật Xây dựng năm  2014.

Điều 10. Cấp giấy phép xây dựng và thu lệ phí

  1. Giấy phép xây dựng được lập thành 02 (hai) bản chính (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BXD), 01 (một) bản cấp cho chủ đầu tư, 01 (một) bản lưu tại cơ quan cấp giấy phép xây dựng.
  2. Cơ quan cấp giấy phép xây dựng gửi bản sao giấy phép xây dựng cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi công trình xây dựng biết để kiểm tra, theo dõi việc xây dựng công trình.
  3. Chủ đầu tư nhận giấy phép xây dựng và đọc kỹ tại nơi nhận có gì sai sót thì đề nghị chỉnh sửa ngay.
  4. Trước khi giao giấy phép xây dựng và hồ sơ thiết kế kèm theo cho chủ đầu tư, cơ quan tham mưu cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm đóng dấu đã kiểm tra vào hồ sơ và thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng theo quy định.

thủ tục cấp phép xây dựng tại tỉnh hậu giang

Mẫu thiết kế nhà phố kiến trúc pháp đẹp tại Hậu Giang được KTS Sơn Hà hướng dẫn chủ đầu tư xin cấp phép dễ dàng với thời gian nhanh chóng.

CHƯƠNG III: THẨM QUYẾN CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

Điều 11. Sở Xây dựng

  1. Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng các công trình sau (không bao gồm công trình nằm trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh):
    a) Công trình xây dựng cấp I, cấp II; công trình di tích lịch sử - văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
    b) Công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (không bao gồm báo cáo kinh tế kỹ thuật) thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.
    c) Công trình thuộc dự án của các tổ chức (bao gồm cả biển quảng cáo gắn trên công trình hoặc đứng độc lập theo quy định), công trình trạm thu, phát sóng thông tin di động (trạm BTS).
    d) Công trình xây dựng có yêu cầu về phòng cháy đặc biệt như: cơ sở sản xuất và kinh doanh xăng dầu, khí đốt hóa lỏng, hóa chất dễ gây cháy, nổ; kho xăng dầu, kho khí đốt hóa lỏng… của tổ chức và cá nhân.
    đ) Công trình tôn giáo như: trụ sở tổ chức tôn giáo, chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường, trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, tượng đài, bia, tháp và các công trình tương tự của các tổ chức tôn giáo.
    e) Công trình xây dựng nằm trên phạm vi địa giới hành chính của hai đơn vị cấp huyện trở lên.
  2. Sở Xây dựng có trách nhiệm:
    a) Thống nhất quản lý việc cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh, chịu trách nhiệm báo cáo và đề xuất với Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân tỉnh về những vấn đề có liên quan đến cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh.
    b) Hướng dẫn và tổ chức tập huấn công tác cấp giấy phép xây dựng cho cán bộ chuyên trách tại các địa phương trên địa bàn tỉnh, đảm bảo tính đồng bộ và kịp thời.
    c) Chỉ đạo lực lượng Thanh tra Sở Xây dựng thường xuyên thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền, kiên quyết ngăn chặn những hành vi xây dựng không phép, sai phép trên địa bàn tỉnh.

Điều 12. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh

  1. Cấp giấy phép xây dựng cho các công trình tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh (kể cả công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) trừ các công trình nêu tại Khoản 1 Điều 11, Khoản 1 Điều 13 Quy định này.
  2. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh có trách nhiệm báo cáo định kỳ (tháng, quý, 6 tháng, năm) và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu về kết quả công tác cấp giấy phép xây dựng về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 13. Ủy ban nhân dân cấp huyện

  1. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng các công trình sau  (trừ các công trình quy định tại Khoản 1 Điều 11, Khoản 1 Điều 12 Quy định này):
    a) Nhà ở riêng lẻ ở đô thị, trung tâm cụm xã, khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa thuộc địa bàn mình quản lý.
    b) Công trình tín ngưỡng của tổ chức, cá nhân như: đình, đền, am, miếu, từ đường, nhà thờ họ và những công trình tương tự khác.
    c) Công trình phụ trợ không sử dụng cho việc thờ tự của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo như: nhà ở, nhà ăn, nhà khách, nhà bếp, tường rào khuôn viên và các công trình tương tự khác.
    d) Các công trình nằm trong cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
  2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:
    a) Thực hiện trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép xây dựng quy định tại Điều 104 Luật Xây dựng năm 2014.
    b) Đối với các điểm dân cư nông thôn (các trung tâm xã, cụm xã) nếu có hướng phát triển thành đô thị, nhưng chưa có quy hoạch được duyệt, thì Ủy ban nhân dân cấp huyện phải đưa ra các quy định để làm căn cứ cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng theo quy định.
    c) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát quy hoạch thuộc địa bàn quản lý, xác định vùng quy hoạch chưa có điều kiện triển khai thực hiện để làm cơ sở cho việc cấp giấy phép xây dựng có thời hạn.
    d) Cung cấp các hồ sơ quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị hoặc quy chế quản lý quy hoạch - kiến trúc đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của địa phương cho Sở Xây dựng để làm căn cứ cấp giấy phép xây dựng theo quy định.
    đ) Kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường đối với dự án, công trình không thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
    e) Tổ chức, chỉ đạo các phòng chức năng và Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thực hiện các quy định của Nhà nước và Ủy ban nhân dân tỉnh về cấp phép xây dựng, quản lý trật tự xây dựng.
    g) Định kỳ hàng tháng, quý, năm báo cáo Sở Xây dựng về công tác cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn địa phương mình quản lý theo quy định của Bộ Xây dựng (theo Mẫu số 7 Phụ lục ban hành kèm theo Quy định này).
    h) Chỉ đạo bộ phận nghiệp vụ chuyên môn thường xuyên kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật, kiên quyết ngăn chặn, xử lý những hành vi xây dựng không phép, sai phép trên địa bàn; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về diễn biến của quá trình xây dựng trái phép tại địa bàn địa phương mình quản lý.

Điều 14. Xác định thẩm quyền trong các trường hợp đặc biệt

  1. Trường hợp dự án gồm nhiều công trình có cấp khác nhau thì thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng cho các công trình thuộc dự án được xác định theo công trình có cấp cao nhất.
  2. Đối với các trường hợp đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc cấp giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo làm thay đổi quy mô công trình thì thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng được xác định theo quy mô công trình mới.
  3. Trường hợp có mâu thuẫn giữa các tiêu chí để xác định thẩm quyền cấp hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng thì Sở Xây dựng là cơ quan quyết định.

CHƯƠNG IV: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN

Điều 15. Trách nhiệm của các sở, ngành

  1. Sở Tài nguyên và Môi trường
    a) Hướng dẫn về các loại giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng, đặc biệt là nhà ở riêng lẻ thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
    b) Hướng dẫn, kiểm tra định kỳ các chủ thể sử dụng đất xây dựng đảm bảo các quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở có liên quan trong quá trình xây dựng công trình.
    c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với dự án, công trình thuộc diện phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, lập kế hoạch bảo vệ môi trường theo thẩm quyền.
    d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra việc thực hiện trong quá trình thi công đối với dự án, công trình thuộc diện phải có giấy phép khai thác tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước.
    đ) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh kiểm tra, rà soát việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất của chủ đầu tư.
  1. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch
    a) Cung cấp cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng danh mục các di tích đã được xếp hạng và phạm vi, ranh giới các khu vực bảo vệ của từng di tích.
    b) Tham gia ý kiến đối với công trình quảng cáo tại khu vực chưa có quy hoạch quảng cáo được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
  1. Sở Giao thông vận tải
    a) Phối hợp với các cơ quan cấp phép trong công tác cấp giấy phép xây dựng và quản lý việc xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình quảng cáo xây dựng trong hành lang an toàn giao thông đường bộ các tuyến đường được giao quản lý, khai thác.
    b) Hướng dẫn cơ quan cấp phép, chủ đầu tư trong việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật đối với hành lang bảo vệ công trình đường bộ, đường thủy và hạ tầng kỹ thuật thuộc thẩm quyền quản lý.
  2. Công an tỉnh
    Tham gia ý kiến đối với dự án thiết kế, quy hoạch, thiết kế cơ sở về phòng cháy và chữa cháy của các hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng khi được yêu cầu.
  1. Sở Nội vụ
    a) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, đào tạo, bổ sung, kiện toàn, nâng cao năng lực của cán bộ, công chức quản lý và cấp giấy phép xây dựng, cán bộ, công chức quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh.
    b) Hướng dẫn các cơ quan cấp giấy phép xây dựng tổ chức thực hiện lưu trữ hồ sơ theo quy định.
    c) Tham gia ý kiến đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo.
  2. Sở Tài chính
    Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh kiểm tra, rà soát việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất của chủ đầu tư.
  1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
    a) Tổ chức phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý và cấp phép xây dựng.
    b) Tiếp nhận thông báo khởi công của chủ đầu tư; kiểm tra, xác nhận công trình đã đủ điều kiện khởi công và thời điểm chủ đầu tư nộp thông báo. Hướng dẫn chủ đầu tư hoàn chỉnh thông báo khởi công nếu chưa đủ điều kiện. Lập hồ sơ trích ngang các công trình xây dựng trên địa bàn để theo dõi, quản lý.
    c) Niêm yết công khai điều kiện, trình tự và các thủ tục cấp giấy phép xây dựng tại trụ sở cơ quan, đồng thời thường xuyên phổ biến nội dung Quy định này và các quy định của Pháp luật liên quan đến công tác cấp giấy phép xây dựng trên các phương tiện thông tin đại chúng.
    d) Quản lý xây dựng theo Quy định này và các quy định hiện hành của Nhà nước, kiên quyết ngăn chặn, xử lý những hành vi xây dựng không phép, sai phép trên địa bàn quản lý; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện về diễn biến của quá trình xây dựng trái phép tại địa bàn mình quản lý, báo cáo định kỳ (hàng tháng, quý, năm) công tác quản lý xây dựng về Ủy ban nhân dân cấp huyện.

thiết kế biệt thự và thủ tục xin cấp phép xây dựng biệt thự tại hậu giang

Mẫu thiết kế biệt thự kiến trúc pháp sang trọng được triển khai xây dựng tại tỉnh Hậu Giang đón nhận sự đánh giá cao cả đông đảo Quý khách hàng tại đây.

Điều 16. Trách nhiệm của chủ đầu tư

  1. Khi chủ đầu tư bàn giao mặt bằng xây dựng cho nhà thầu thi công xây dựng (theo quy định tại Khoản 3 Điều 108 Luật Xây dựng năm 2014) phải kèm theo bản vẽ định vị công trình do nhà thầu có đủ năng lực lập. Trong đó thể hiện chính xác ranh giới, kích thước ô đất, vị trí móng và phần ngầm công trình phù hợp với hồ sơ thiết kế kèm theo giấy phép xây dựng, khoảng cách đến ranh giới đất và các công trình liền kề (nếu có).
  2. Trong quá trình thi công xây dựng công trình, nếu chủ đầu tư điều chỉnh thiết kế nhưng không thuộc trường hợp phải điều chỉnh giấy phép xây dựng (quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014) thì phải thông báo cho chính quyền sở tại, cơ quan quản lý trật tự xây dựng theo thẩm quyền để quản lý theo quy định.
  3. Khi thực hiện công tác giám sát, nghiệm thu và bàn giao đưa công trình vào sử dụng, ngoài các nội dung đã quy định tại Luật Xây dựng năm 2014 và các văn bản hướng dẫn, chủ đầu tư và các nhà thầu phải đánh giá về nội dung thi công xây dựng công trình đúng theo giấy phép xây dựng.

CHƯƠNG V: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 17. Điều khoản thi hành

  1. Sở Xây dựng có trách nhiệm triển khai và hướng dẫn thực hiện nội dung Quy định này đến các cơ quan, đơn vị có liên quan.
  2. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc thay đổi về pháp lý liên quan đến nội dung Quy định này trong lĩnh vực mình quản lý thì các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm khẩn trương thông báo và đề xuất biện pháp giải quyết gửi Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.

Trên đây là những câu trả lời về nội dung, thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà ở và biệt thự tại Hậu Giang mất bao lâu? mà KTS Sơn Hà đã tổng hợp trích dẫn thông tin từ Sở Xây dựng tỉnh Hậu Giang, hy vọng sẽ là thông tin chính xác và kịp thời để Quý khách hàng, và gia đình có thêm thông tin hoàn thiện hồ sơ xin cấp phép sớm nhất để bắt tay xây dựng ngôi nhà đúng theo quy hoạch mà địa phương mình đề ra. Chúc Quý vị thành công!

Với kinh nghiệm và năng lực đã được khẳng định, SHAC tự hào sở hữu bộ sưu tập mẫu thiết kế khách sạn đẳng cấp đẹp quy mô được chủ đầu tư, đối tác và đồng nghiệp trên toàn quốc đánh giá cao. Những công trình “Độc đáo trong thiết kế – Chất lượng trong thi công” mang thương hiệu SHAC ngày càng được phủ sóng rộng rãi trên các tỉnh thành của đất nước hình chữ S như: Hải Phòng, xin cấp phép xây dựng tại Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Quảng Ninh, thiết kế khách sạn mini tại Quảng Bình, Thái Nguyên, Lạng Sơn, thủ tục cấp phép và thiết kế khách sạn tại Đà Nẵng, Thanh Hóa, Bắc Ninh, tìm hiểu thủ tục cấp phép xây dựng tại TPHCM, Hà Nam, Hưng Yên, Kiên Giang, Đồng Nai, Đắc Lắk, Bà Rịa - Vũng Tàu, Trà Vinh, cấp phép xây dựng tại Khánh Hòa, Hậu Giang, Phú Yên, Cần Thơ, thủ tục xin cấp phép xây dựng tại Cà MauNinh Thuận, Yên Bái, Lâm Đồng, Gia Lai, Sơn La, Vĩnh Long, Yên Bái,… Quý vị hãy liên hệ ngay với chúng tôi để sở hữu cho mình những mẫu thiết kế nhà đẹp cùng dịch vụ xây nhà trọn gói chất lượng. SHAC hi vọng sẽ tiếp tục nhận được sự tin tưởng hợp tác và nhiệt thành ủng hộ từ Quý đối tác, Quý khách hàng để trình làng thành công nhiều hơn nữa những mẫu nhà đẹp đẳng cấp.

Mời Quý vị tham khảo thêm các mẫu thiết kế khách sạn và biệt thự đẳng cấp, sang trọng, hoành tráng cùng tiêu chuẩn và thủ tục xin cấp phép do KTS Sơn Hà thực hiện tại đây:

- Thủ tục cấp phép xây dựng biệt thự lâu đài và nhà ở tại tỉnh Bình Phước

-  Xin hỏi đơn vị nào cấp phép xây dựng nhà ở, các công trình tại Thái Nguyên

Muốn xin cấp phép xây dựng khách sạn và nhà ở tại Khánh Hòa thì cần nội dung gì?

Cấp phép xây dựng và thiết kế biệt thự lâu đài đẳng cấp tại Cần Thơ

Lệ phí xin cấp phép xây dựng nhà ở, dự án tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Làm thế nào để xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Trình tự và nội dung xin cấp phép xây dựng ban hành trên toàn quốc

Khi nào xây nhà không phải xin giấy phép xây dựng

Hồ sơ xin cấp phép xây dựng gồm những gì?

Tham khảo thủ tục cấp phép xây dựng nhà ở, biệt thự và khách sạn tại Cà Mau mới nhất

Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 318 – 319 HK3 đường World Bank, Lê Chân, Hải Phòng
  • Điện thoại: 0312 222 555
  • Hotline: 0906 222 555
  • Email: sonha@shac.vn
Văn phòng đại diện
  • Tại Hà Nội: Số 4/172, Ngọc Hồi, Thanh Trì, TP. Hà Nội
  • Tại Quảng Ninh: Số 289 Giếng Đáy, Hạ Long, Tỉnh. Quảng Ninh
  • Tại Đà Nẵng: Số 51m đường Nguyễn Chí Thanh, P. Thạch Thang. Quận Hải Châu, TP. Đà nẵng
  • Tại Sài Gòn:Số 45 Đường 17 khu B, An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Bài viết liên quan
5 mẫu thiết kế biệt thự đẹp tại Hải Phòng 19/08/2016 tác giả admin, danh mục Kiến trúc xây dựng

5 mẫu thiết kế biệt thự đẹp tại Hải Phòng

Các mẫu nhà ống kiến trúc pháp 3-4 tầng đẹp 15/08/2016 tác giả admin, danh mục Kiến trúc xây dựng

Các mẫu nhà ống kiến trúc pháp 3-4 tầng đẹp

3 mẫu biệt thự lâu đài đẳng cấp của Sơn Hà 05/07/2016 tác giả admin, danh mục Kiến trúc xây dựng

3 mẫu biệt thự lâu đài đẳng cấp của Sơn Hà

Những mẫu thiết kế nhà ống đẹp 21/06/2016 tác giả admin, danh mục Kiến trúc xây dựng

Những mẫu thiết kế nhà ống đẹp

Gợi ý thiết kế nội thất biệt thự hiện đại trang trọng tại Hải Phòng 18/06/2016 tác giả admin, danh mục Kiến trúc xây dựng

Gợi ý thiết kế nội thất biệt thự hiện đại trang trọng tại Hải Phòng

Thiết kế nội thất nhà ống hiện đại, có 3 phòng ngủ cá tính 14/06/2016 tác giả admin, danh mục Kiến trúc xây dựng

Thiết kế nội thất nhà ống hiện đại, có 3 phòng ngủ cá tính

TOP